Cổ phiếu đóng cửa vào phiên giao dịch hôm thứ Năm với mức cao hơn, với S&P 500, Dow Jones và Nasdaq lần lượt tăng 0,53%, 0,13% và 1,42%. Chỉ số S&P 500 đang kéo dài đà tăng trưởng, khi các chỉ số chứng khoán chính tiếp tục giảm điểm sau đợt trượt giá mạnh vào tháng 9. Trở lại rủi ro và cải thiện tâm lý thị trường là diễn biến bắt nguồn từ việc các chính trị gia Hoa Kỳ đàm phán lại vấn đề triển khai gói viện trợ virus corona.
Tuy nhiên, thoả thuận kích thích tài chính trị giá 1,6 nghìn tỷ USD do Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, thay mặt cho chính quyền Trump đề xuất, vẫn còn kém xa mức 2,0 nghìn tỷ USD mà đảng Dân chủ mong muốn. Pelosi dường như đã “dội một gáo nước lạnh” vào thỏa thuận kích thích tài khóa, sau cuộc điện đàm với Mnuchin vào chiều thứ Năm và khiến cổ phiếu tăng chậm hơn.
Nguyên nhân cổ phiếu giảm giá

Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nhắc lại nhu cầu ngày càng tăng đối với các biện pháp kích thích tài khóa, trong bài phát biểu của Quốc hội. Diễn biến của cổ phiếu phần lớn phụ thuộc vào chính sách điều chỉnh từ cả cơ quan tài chính và tiền tệ.
Việc không thông qua một gói viện trợ virus corona, có khả năng khiến S&P 500 lao dốc. Bên cạnh đó, sự không chắc chắn kéo liệu Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ có phá vỡ bế tắc chính trị hay không cũng có thể thúc đẩy giá nhà đầu tư đặt giá thầu bên dưới Chỉ số S&P 500 và VIX, vì họ muốn phòng ngừa rủi ro giảm giá tiềm ẩn.
Một số người nói rằng, phân tích kỹ thuật trên VIX Index là điều không nên làm, mặc dù vẫn có những tín hiệu đúng. Trước những lưu ý đó, “thước đo sợ hãi” của VIX đã tăng mạnh vào đầu tháng trước, khi cổ phiếu bắt đầu điều chỉnh giảm 10% so với mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 8.

Ngoài ra, chỉ số VIX tăng vọt lên mức 30,00 từ mức 22,00, khi chứng khoán phục hồi nhờ các cuộc đàm phán kích thích được nhen nhóm và việc chính phủ quyết định không đóng cửa, nhưng VIX sau đó đã giảm trở lại. Trong tương lai, chỉ số VIX gần mốc 25,00 báo hiệu rằng nhu cầu giảm giá của nhà đầu tư đang giảm dần và rủi ro đang tăng lên.
Nếu điều này thực sự xảy ra, có thể đồng nghĩa với việc S&P 500 đột phá đỉnh cao trên ngưỡng kháng cự tại mức giá 3.400, do mối quan hệ nghịch đảo của hai chỉ số S&P 500 và VIX Index. Tuy nhiên, điều đáng nói là mối tương quan giữa S&P 500 và VIX Index 20 ngày gần đây, đã chuyển sang tích cực, như đã xảy ra vào giữa tháng 1 và cuối tháng Tám. Đổi lại, điều này có thể mang lại điềm xấu cho phe mua trên thị trường chứng khoán, nếu lịch sử lặp lại.
Những dự báo về biến động của các chỉ số sắp tới

Không những vậy, chỉ số VIX hiện đang chuyển động xung quanh đường trung bình động 50 ngày. Sự biến động này, dự kiến có khả năng sẽ tiếp tục tăng lên tương đối xung quanh mức hiện tại, trong bối cảnh không rõ ràng bắt nguồn từ cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ sắp diễn ra. Chưa kể, tháng 10 là tháng biến động mạnh nhất và tồi tệ nhất đối với chỉ số S&P 500.