Đối với một doanh nghiệp chỉ số là thứ vô cùng quan trọng và trong loạt các chỉ số đó WACC cũng được đề cập khá nhiều. Vậy thì WACC là gì? Công thức tính WACC như thế nào? Nó có ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy cùng FX Việt tìm hiểu về WACC trong bài viết hôm nay nhé!
- Wyckoff là gì? Tìm hiểu về phương pháp Wyckoff
- Xem sách Forex 100% có học kiếm tiền từ Forex được không? Đánh giá chi tiết nhất
- Xếp hạng các ngân hàng Việt Nam uy tín, chất lượng nhất hiện nay
- 10 triết lý kinh doanh hay nhất cần nắm để đạt được thành công
- 10+ Kinh nghiệm trade coin hiệu quả năm 2022 mà nhà đầu tư cần biết
WACC là gì?

WACC (Weighted Average Cost of Capital) là chỉ số chi phí sử dụng vốn bình quân trong một doanh nghiệp và doanh nghiệp đó sẽ tính được chỉ số này dựa trên cơ sở tỷ trọng những loại vốn.
Vốn trong một doanh nghiệp gồm có: cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, các khoản nợ dài hạn của công ty và trái phiếu. Dựa trên chi phí của từng loại vốn, chúng ta sẽ có công thức tính tỷ lệ chiết khấu khác nhau. Sau khi tính được những thông số về WACC thì sẽ tính được giá trị hiện tại của doanh nghiệp đó.
Công thức tính WACC là gì?
WACC = (E/V)*Re + (D/V)*Rd*(1-Tc)
Trong cách tính WACC này, ta có:
- Re là chi phí vốn chủ sở hữu
- Rd là chi phí nợ
- E là giá thị trường vốn chủ sở hữu
- D là giá thị trường nợ doanh nghiệp
- V = E + D là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp đó, xét về mặt tài chính
- Tc là mức thuế mà doanh nghiệp đó phải đóng

Ví dụ minh họa:
Một doanh nghiệp có tổng nguồn vốn là 5.000 triệu đồng và có những nguồn vốn cùng các tỷ trọng như sau:
Vốn vay: 2.250 triệu đồng với tỷ trọng 45%
Vốn chủ sở hữu: 2750 triệu đồng với tỷ trọng 55%.
Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là 10% mỗi năm và chi phí sử dụng bố chủ sở hữu là 13.4%, thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Như vậy, chi phí sử dụng vốn bình quân là:
WACC = 55% x 13.4% + 45% x 10% x (1 – 20%) = 10,97%
Còn một công thức tính WACC mở rộng nữa, bạn có thể tham khảo công thức này:
WACC = Chi phí vốn của chủ sở hữu x % vốn chủ sở hữu + Chi phí nợ x % nợ x1 – thuế) + Chi phí cổ phiếu ưu đãi x % Cổ phiếu ưu đãi
Thực chất, mục đích của chỉ số WACC là tính chi phí dựa trên cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Dựa trên cổ phiếu ưu đãi, nợ chủ sở hữu và vốn.
Do đó, mỗi thành phần sẽ dựa trên một chi phí, từ đó doanh nghiệp trả lãi định kỳ và lãi cố định của cổ phiếu.
Doanh nghiệp có thể tách việc sử dụng vốn bình quân bằng cách tách cấu trúc vốn thành từng phần riêng biệt, đồng thời tính riêng chúng.
Các chi phí sử dụng vốn bình quân WACC

Chi phí vốn chủ sở hữu
Chi phí vốn chủ sở hữu là tỷ suất sinh lợi mà các nhà đầu tư kỳ vọng đối với doanh nghiệp. Khi vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng sinh lời càng cao và ngược lại.
Chi phí sử dụng nợ vay
Chi phí sử dụng nợ vay là tiền doanh nghiệp đã vay mượn bên ngoài để duy trì các hoạt động của công ty và chi phí này cần được thanh toán cả gốc lẫn lãi trong thời gian thỏa thuận.
Tiền lãi mà doanh nghiệp phải trả cho những đơn vị cho vay sẽ được tính trong thuế cho nên người ta thường chú ý đến chi phí sử dụng nợ sau thuế.
Các doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức vay khác nhau như dùng trái phiếu, … Loại chi phí này sẽ giúp nhà đầu tư biết được rủi ro khi họ quyết định bỏ tiền vào doanh nghiệp đó. Những doanh nghiệp có chi phí sử dụng nợ cao hơn sẽ có rủi ro cao hơn và ngược lại.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập là phần chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho nhà nước trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Khoản phí này cũng được trả theo đúng kỳ hạn.
Ý nghĩa của chỉ số WACC
WACC là chỉ số thể hiện lợi nhuận tổng thể của một công ty, doanh nghiệp. Do đó, các quyết định thường sẽ được Giám Đốc công ty dựa trên chỉ số WACC để tính toán. Ví dụ cụ thể là việc xác định có nên sáp nhập hay mở rộng kinh doanh hay không. WACC là tỷ lệ chiết khấu nên sẽ được dùng cho những dòng tiền rủi ro, nó là con số đánh giá giá trị những khoản đầu tư, xác định xem nên mua hay không mua loại cổ phiếu nào.
Trong phân tích dòng tiền chiết khấu, nhiều người cũng dùng đến WACC để làm tỷ lệ chiết khấu cho luồng tiền tương lai nhằm đo lường giá trị hiện tại của doanh nghiệp.
Không những vậy, WACC còn được dùng như một tỷ lệ vượt rào, đánh giá hiệu suất ROIC hoặc tính giá trị gia tăng kinh tế EVA.
Những nhà đầu tư trên thị trường cũng rất quan tâm đến chỉ số WACC, vì nó giúp họ biết khoản đầu tư nào đó có đáng để tiếp tục theo đuổi hay không.
Tóm lại, WACC chính là con số lợi nhuận tối thiểu mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được khi đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó. Để xác nhận lợi nhuận khi đầu tư vào công ty đó, bạn chỉ cần trừ đi chỉ số WACC khỏi tỷ lệ % lợi nhuận của công ty.
Kết luận
Như vậy, bạn đã biết được WACC là gì và công thức tính WACC đơn giản nhất. Với cách tính trên, bạn có thể áp dụng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc ứng dụng vào trong quá trình đầu tư sinh lợi của bản thân vào một công ty nào đó.