Giao dịch CFD là một loại sản phẩm trên thị trường tài chính, cho phép nhà đầu tư mua hoặc bán tỷ giá một sản phẩm mà không cần nắm giữ nó. CFD là khái niệm không dễ dàng để nắm bắt. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư đã nắm được những kiến thức về nó thì sẽ rất có lợi trong quá trình giao dịch. Sau đây, FX Việt sẽ chia sẻ một số kiến thức về giao dịch CFD.
- Giao dịch Forex không thành công vì sao ? Lý do của nó
- Giao dịch Insider Trading là gì – Tìm hiểu về giao dịch nội gián
- Giao dịch Intraday là gì? Hướng dẫn giao dịch trong ngày
- Giao dịch và đầu tư: đâu là phương pháp phù hợp với mục tiêu dài hạn?
- Giấy phép FSA là gì? Sự bảo vệ của FSA với nhà đầu tư như thế nào?
Giao dịch CFD là gì?

Trước tiên Cfd là gì? CFD là viết tắt của từ Contract For Difference là hợp đồng chênh lệch, một trong những công cụ tài chính vô cùng quan trọng có trong danh mục sản phẩm của nhà đầu tư.
Về căn bản, giao dịch CFD là được thể hiện dưới dạng hợp đồng chênh lệnh về giá, tại thời điểm mở và đóng của một loại tài sản.
Ví dụ: Khi nhà đầu tư muốn đầu tư một sản phẩm cụ thể, chẳng hạn như vàng. Lúc bấy giờ, động thái của nhà đầu tư là dự trữ một lượng vàng nhất định tùy vào số vốn đang có. Sau đó, đợi giá vàng tăng lên so với giá thời điểm mua vào, thì sẽ bán ra để thu về lợi nhuận (đây là số tiền chênh lệch giữa lúc mua và bán).
Đặc điểm của CFD ở Việt Nam
- CFD là sản phẩm phái sinh.
- Nhà đầu tư sẽ không sở hữu tài sản giao dịch.
- Giao dịch CFD có thể sử dụng đòn bẩy.
- Lợi nhuận và thua lỗ khi giao dịch CFD chỉ tính được khi kết thúc hợp đồng.
CFD phái sinh là gì?

CFD phái sinh là thuật ngữ rất phổ biến trong giao dịch forex, ám chỉ nhà đầu tư không sở hữu tài sản khi mua mà chỉ giao dịch dựa trên sự biến đông giá.
Cách hoạt động của giao dịch CFD

Như đã đề cập phía trên, CFD là giao dịch và tạo ra lợi nhuận thông qua sự chênh lệch giữa giá mua và bán. Vì vậy, nếu nhà đầu tư đang mua một loại sản phẩm nào đó và trong tương lai nó sẽ tăng giá, thì lợi nhuận sẽ thuộc về nhà đầu tư. Tương tự, cũng sản phẩm đó, nhưng lúc kết thúc hợp đồng giá lại giảm so với lúc mua, thì nhà đầu tư phải chịu lỗ.
Tuy nhiên, giao dịch CFD có một tính năng rất hữu ích cho nhà đầu tư, đó là bán khống. Bán khống có nghĩa là khi nhà đầu tư đang mua một tài khoản nhưng dự đoán giá sẽ giảm trong tương lai, thì có thể bán được ngay mà không cần chờ đến lúc kết thúc hợp đồng.
Hướng dẫn giao dịch trên thị trường CFD
- B1: Chọn sàn giao dịch CFD và mở tài khoản giao dịch.
- B2: Tải phần mềm CFD.
- B3: Chọn loại tài sản muốn giao dich CFD.
- B4: Bắt đầu giao dịch.
Các yếu tố tác động đến giao dịch CFD
Trong quá trình giao dịch hợp đồng chênh lệch CFD sẽ có 4 yếu tố tác động là đòn bẩy, phí spread, phí hoa hồng và ký quỹ. Hãy cùng xem những yếu tố này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến CFD qua các thông tin sau:
Đòn bẩy

Đòn bẩy có lẽ là công cụ đắc lực đối với nhà đầu tư, đồng thời nó cũng là là yếu tố khiến cho giao dịch CFD trở nên hấp dẫn hơn trên thị trường. Sử dụng đòn bẩy giúp những nhà đầu tư có số vốn thấp có thể tham gia thị trường một cách dễ dàng, nói cách khác là tạo cơ hội cho họ tham gia giao dịch CFD.
Đòn bẩy cao sẽ cho lợi nhuận cao, kéo theo đó là rủi ro cao và việc cháy tài khoản cũng diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, chọn một mức đòn bẩy thích hợp vẫn là phương pháp tối ưu nhất cho nhà đầu tư.
Ký quỹ
Mức ký quỹ luôn luôn tỷ lệ nghịch với đòn bẩy. Khi nhà đầu tư chọn đòn bẩy cao, tức số tiền ký quỹ sẽ ít đi và ngược lại nếu chọn đòn bẩy thấp thì số tiền ký quỹ sẽ cao hơn. Dù vậy nhưng không thể phủ nhận rằng, đòn bẩy và mức kỹ quỹ đã giúp ích cho nhà đầu tư rất nhiều trong khi giao dịch và so với thời điểm trước đây thì số tiền dùng để giao dịch đã thấp hơn rất nhiều lần.
Phí hoa hồng và phí spread
Ở hai yếu tố này thì có lẽ giao dịch CFD và forex có điểm tương đồng với nhau. Bởi lẽ, cả hai hình thức này đều giao dịch thông qua sàn giao dịch, mà nguồn thu nhập chính của sàn là phí hoa hồng và phí spread.
Việc thu 2 loại phí này khi giao dịch CFD cũng giống như trong giao dịch forex, sàn sẽ trừ ngay sau khi nhà đầu tư vào lệnh và việc thu phí hoa hồng và spread sẽ khác nhau đới với từng sàn.
Vì phí sẽ được tính trực tiếp trên giá, nên nhà đầu tư sẽ cảm thấy không quá nhiều, nhưng thực thế không phải vậy. Điều mà nhà đầu tư cần lưu ý là nên chọn những sàn có phí spread thấp, để tối ưu được lợi nhuận.
Ngoài 4 yếu tố trên, giao dịch CFD còn bị tác động bởi khối lượng giao dịch, khối lượng càng lớn, tỷ lệ cháy tài khoản càng cao. Do đó, để giảm thiểu tối đa rủi ro, bạn cần cân đối khối lượng khi giao dịch.
Thời hạn giao dịch CFD

Có rất nhiều nhà đầu tư mới thắc mắc, hợp đồng CFD là giao dịch dựa vào sự thay đổi giá thị trường và chờ đợi giá tăng để kiếm lợi nhuận. Vậy thì CFD có thời hạn hay không?
Giao dịch CFD hoàn toàn không có ngày hết hạn, nhà đầu tư có quyền đóng lệnh bất cứ lúc nào mình muốn. Cũng chính vì điều này, khi giao dịch CFD không sợ đóng lệnh vì hết hạn hợp đồng, trong khi vẫn muốn đợi giá tăng. Tuy nhiên, với hợp đồng hàng hóa tương lai có quy định ngày hết hạn. Những nhà đầu tư chọn giao dịch với hình thức này cần lưu ý để có chiến lược giao dịch hợp lý.
Kết luận
Nhà đầu tư đã hiểu CFD là gì? Thị trường CFD lừa đảo không? Ưu điểm của thị trường CFD như thế nào? Và toàn bộ sản phẩm trong thị trường này bao gồm những gì? Nhà đầu tư cần phải cần trọng trong những quyết định của mình, lựa chọn hợp lý đòn bẩy cũng như khối lượng giao dịch. Quản lý rủi ro và cảm xúc một cách chặt chẽ, nhằm tạo ra thật nhiều lợi nhuận theo phương thức đầu tư này.