Global Market Index lừa đảo? Global Market Index được biết đến là nhà giao dịch ngoại hối có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính. Tuy nhiên sàn vẫn nhận rất nhiều phản hồi tiêu cực từ trader. Vậy sự thật là gì? Sàn Global Market Index có uy tín hay không? Hãy cùng Fx.com.vn đi tìm hiểu thông qua bài viết hôm nay nhé!
Thông tin về sàn Global Market Index
GMI (Global Markets Index) được thành lập vào năm 2009 và đã mở rộng hoạt động tại 8 quốc gia trên thế giới trong hơn 10 năm. Global Market Index hiện đang được cấp phép và quản lý bởi Ủy ban Dịch vụ Tài chính Mauritius FSC.
Nếu bạn hoạt động lâu thì đủ nhận ra rằng FSC là một trong những giấy phép nhiều sàn giao dịch sử dụng để xây dựng hình ảnh sàn uy tín. Đây là một trong những giấy phép được nhiều chuyên gia đánh giá là độ uy tín không cao, nhiều trader đã bị mất tiền bởi tin vào những sàn có giấy phép này.
Nếu bạn là trader mới, muốn đầu tư an toàn hơn thì có thể đầu tư tại các sàn giao dịch có giấy phép uy tín như CySec, ASIC,…

Sản phẩm giao dịch
Hiện tại, danh mục sản phẩm giao dịch tại sàn Global Market Index khá ít, nó chỉ cho phép khách hàng của mình đầu tư và giao dịch tại các thị trường sau:
- CFD – chỉ số và dầu thô
- Kim loại – vàng giao ngay và bạc
- Hơn 40 cặp ngoại hối – G10 và ngoại lai
Tuy nhiên, cổ phiếu riêng lẻ và tiền điện tử không có sẵn trên sàn. Đây là một trong những thiếu sót khá lớn của sàn, trader sẽ không lựa chọn đăng ký tài khoản tại sàn nếu muốn giao dịch cổ phiếu và tiền điện tử.
Đòn bẩy khá cao kèm theo rủi ro lớn
Với mức đòn bẩy hấp dẫn lên đến 1:2000 dành cho tài khoản Standard và Standard Bonus và 1:1000 cho tài khoản Cent, 1:500 cho tài khoản ECN, có thể thấy sàn đang cố gắng thu hút khách hàng bằng cách cam kết đem đến lợi nhuận cao.
Nhưng bạn cần nhớ rằng, mặc dù đòn bẩy cao sẽ đem đến lợi nhuận lớn tuy nhiên rủi ro mà nó đem lại cũng sẽ rất cao. Bạn có thể mất hết tất cả vốn của mình nếu thị trường biến động mạnh. Thông thường, trên thị trường hiện nay, mức đòn bẩy tối đa mà các sàn giao dịch uy tín cung cấp là 1:500, những sàn cung cấp mức đòn bẩy khá cao sẽ thường là những broker lừa đảo. Bạn nên cân nhắc thật cẩn thận nhé!
Phí spread và hoa hồng
Mức chênh lệch của GMI là thả nổi và không có thông tin cụ thể nào về chúng trên trang web của công ty. Theo các nghiên cứu của chúng tôi, chênh lệch trên EUR/USD dao động từ 2,3 đến 2,6 pip khi Phố Wall bắt đầu hoạt động, một trong những thời điểm có tính thanh khoản cao nhất trong ngày. Con số này lớn hơn nhiều so với những gì các nhà môi giới khác đang cung cấp, với mức trung bình hiện tại của ngành cho cặp này là khoảng 1,0-1,5 pip.

Phương thức nạp rút hạn chế
Hiện tại sàn chỉ cung cấp 3 hình thức nạp rút chính tại thị trường Việt Nam đó là chuyển khoản ngân hàng, Neteller, Skrill. Đây đều là những phương thức nạp rút phổ biến trong ngành forex, tuy nhiên nếu sàn có nhiều phương thức nạp rút hơn thì đã có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của trader.
Bên cạnh đó sàn sẽ tính một khoản phí 3,95% cho các giao dịch gửi tiền/ rút tiền không được thực hiện với GMI. Đây là một khoản phí khá lớn, trader có thể cân nhắc nếu muốn đầu tư tại sàn nhé!
Chương trình ưu đãi và tiền thưởng
Cho đến hiện tại, sàn Global Market Index vẫn chưa có bất kỳ chương trình khuyến mãi, ưu đãi nào dành cho nhà đầu tư. Đây cũng là một trong những nhược điểm lớn của sàn. Hiện nay ngày càng nhiều sàn giao dịch mới xuất hiện, việc cung cấp các chương trình này sẽ giúp sàn thu hút được nhiều trader hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Chương trình đào tạo
Một trong những vấn đề khác của sàn là Global Market Index không cung cấp bất kỳ thông tin, khóa đào tạo nào dành cho khách hàng mới. Nếu bạn muốn vừa đầu tư vừa học hỏi thì Global Market Index không phải là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Kết luận
Có thể nói, cho đến hiện tại vẫn chưa xảy ra các trường hợp sàn Global Market Index lừa đảo trader, tuy nhiên từ những thông tin trên có thể thấy sàn Global Market Index vẫn còn khá nhiều vấn đề. Do đó, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi đầu tư tại sàn nhé!