Ngày càng nhiều các dự án, đồng tiền điện tử ra đời. Nó cũng góp phần làm cho hệ sinh thái của thị trường Crypto ngày càng đa dạng, phong phú. Mỗi một đồng tiền điện tử sẽ có các chức năng riêng và sẽ được sử dụng cho các dự án, nền tảng chính của nó. Hôm nay FX Việt sẽ thông tin đến bạn một đồng coin và một dự án mới là Loom coin và dự án Loom Network. Vậy chính xác dự án Loom Network là gì? Đồng Loom coin là gì? Dự án Loom Network có gì đặc biệt so với các dự án khác. Cùng tìm hiểu tất tần tật về dự án Loom Network thông qua bài viết ngày hôm nay của FX Việt nhé.
Loom Network là gì?
Dự án Loom Network là dự án tạo ra giải pháp Layer 2 nhằm giải quyết các vấn đề mở rộng cho hệ sinh thái Ethereum.

Dự án Loom Network được thành lập từ đầu năm 2018 và có trụ sở chính tại Bangkok, Thái Lan. Đây là một mạng lưới các DPoS Sidechain được tạo ra để dùng cho các ứng dụng phi tập trung và các ứng dụng về games mà có khả năng mở rộng cao.
Dự án Loom Network ra đời nhằm giải quyết các vấn đề gì?
Mặc dù ngày càng nhiều các dự án ra đời nhưng vẫn chưa dự án nào có thể giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại trong hệ thống blockchain hiện nay đặc biệt là về khả năng mở rộng và chi phí gas cho các giao dịch. Dự án Loom Network ra đời nhằm giải quyết các vấn đề như:
Trải nghiệm người dùng: Vấn đề về trải nghiệm của người dùng đang là vấn đề hàng đầu được các dự án ưu tiên giải quyết nhất. Hiện nay, các vấn đề về trải nghiệm người dùng đang cực kỳ “khủng khiếp”. Việc tìm cách mua và học cách sử dụng đã trở nên quá khó khăn cho người dùng. Tuy nhiên với Loom Network, bạn có thể tạo ra các dApp mà không cần phải biết quá nhiều về blockchain.
Phí gas của người dùng: Vấn đề phí gas là vấn đề mà Bitcoin phải đối mặt vào thời gian trước đây và cũng là vấn đề mà hệ sinh thái Ethereum phải đối mặt gần đây. Các chi phí này đã tăng mạnh trong thời gian gần đây khiến cho người dùng bắt đầu ngần ngại khi thực hiện các giao dịch. Phí này còn có thể tăng lên đến mức 0.5 USD/giao dịch cho các ứng dụng DeFi. Tuy nhiên với hệ sinh thái Loom Network, người dùng sẽ được thực hiện các giao dịch mới một mức chi phí hợp lý.
Khả năng mở rộng: Vấn đề mở rộng cũng là vấn đề cần được giải quyết ở nhiều blockchain. Loom Network hiểu được điều đó và cũng đã xây dựng một hệ thống các chuỗi với khả năng mở rộng và tăng tốc độ xử lý lên cao.
Dự án Loom Network có những tính năng nổi bật gì?
Một số đặc điểm nổi bật của dự án Loom Network là:
Loom SDK
Loom SDK là một thành phần cốt lõi của dự án Loom Network. Thông qua Loom SDK, các nhà phát triển có thể xây dựng các nền tảng blockchain cho riêng mình một cách nhanh chóng mà không nhất thiết phải hiểu rõ về cấu trúc, hoạt động của hệ sinh thái blockchain.

Shared Sidechains
Shared Sidechains là một hệ thống mạng lưới các Sidechains kết hợp với nhau. Các mạng lưới này sẽ tạo thành một hệ thống băng thông lớn và sử dụng các lớp layer cơ bản như GameChain, SocialChain trong hệ sinh thái Ethereum.
PlasmaChain
PlasmaChain là một Layer 2 hub dùng để kết nối các Sidechains với các Ethereum. Chính nhờ các PlasmaChain này mà các giao dịch được diễn ra nhanh hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn trong quá trình triển khai các dApps cho các nhà phát triển.
Một số ứng dụng nổi trội của Loom Network
Delegatecall: Dự án thiết kế ra một trang web dành riêng cho người dùng để hỏi đáp các vấn đề, cập nhật các thông tin bổ ích nhất cho người dùng, khách hàng trong quá trình sử dụng. Có thể thấy Delegatecall là một Ddapchain đem đến thông tin cho người dùng dưới dạng câu hỏi kiến thức về blockchain. Thông qua web này người dùng có thể tìm kiếm các kiến thức mà mình cần trong quá trình giao dịch Loom Coin. Không những thế, đội ngũ phát triển cũng có thể nắm được những vấn đề người dùng gặp phải để có thể tối ưu và nâng cấp hệ thống cho phù hợp với người dùng.
CryptoZombies: Nhắc đến Loom Network không thể không nhắc đến ứng dụng CryptoZombies. Đây là một ứng dụng nổi tiếng trên nền tảng Loom Network giúp người dùng xây dựng các trò chơi theo cách riêng của mình. Người dùng cũng có thể kiếm các Loom coin thông qua các trò chơi này. Người dùng có thể xây dựng các hợp đồng một cách đơn giản, dễ dàng an toàn thông qua thỏa thuận của các hợp đồng thông minh.
EthFiddle: Hiện tại ứng dụng EthFiddle đã thu hút hơn 10.000 người sử dụng nhằm mục đích chia sẻ các đoạn mã lập trình. Ứng dụng này có nhiệm vụ chính là biên dịch, kiểm tra và khởi chạy các đoạn mã Solidity trong suốt quá trình người dùng tìm kiếm và sở hữu các Loom coin.
SolidityX: Đây là một dạng ngôn ngữ lập trình riêng của nền tảng Loom Network. SolidityX có chức năng biên dịch ra các ngôn ngữ lập trình Solidity giúp tăng cường bảo mật và tối ưu hóa hiệu suất cho vấn đề tạo ra các ứng dụng phân quyền.
Loom coin là gì?
Loom coin là đồng token chính của dự án Loom Network. Đồng Loom coin được sử dụng để thực hiện các hoạt động, giao dịch trên nền tảng của Loom Network như tham gia vào các mạng xã hội, các trò chơi điện tử.

Không những thế, Loom coin dần trở nên phổ biến trong thị trường tiền điện tử và có thể sử dụng trên các nền tảng khác ngoài Loom Network. Tuy nhiên, chức năng chính của nó vẫn là dùng cho các hoạt động mua bán, trao đổi, thanh toán cho các hoạt động giao dịch trên nền tảng Loom Network.
Một số thông tin cơ bản về đồng LOOM
- Ticker: LOOM
- Contract: 0xa4e8c3ec456107ea67d3075bf9e3df3a75823db0
- Decimal: 18
- Blockchain: Ethereum
- Token Standard: ERC20
- Token Type: Utility Token
- Total supply: 1,000,000,000 LOOM
- Circulating supply: 803,270,193 LOOM
Phân bổ LOOM Coin
Đội ngũ Loom đã phân bổ hơn 1 tỷ token này theo từng phần, dự án khác nhau:
- 45% tổng token được bán ra ở vòng Private Sale.
- 10% tổng token được nắm giữ bởi đội ngũ phát triển.
- 10% tổng token được chia cho các cố vấn (advisors) nắm giữ.
- 35% tổng token được dùng làm quỹ dự trữ Reserve Funds.

Đội ngũ phát triển của dự án Loom Network

Để có được sự thành công hôm nay của Loom Network thì không thể không nhắc đến đội ngũ các nhân viên giàu kinh nghiệm đã gắn bó với Loom Network từ khi mới bắt đầu. Điển hình là một số các cá nhân cốt lõi sau:
James Duffy
James Duffy là một trong những người sáng lập ra dự án Loom Network. James Duffy có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ và máy tính. Ông từng theo học và tốt nghiệp cử nhân máy tính tại Virginia Tech. Hiện ông đang theo đuổi ngành tiền điện tử và là một doanh nhân, nhà phát triển trong lĩnh vực này. Ông bắt đầu đầu tư vào các dự án Bitcoin từ năm 2013 và tiếp tục đầu tư vào hệ sinh thái Ethereum. Không những thế, ông còn là một trong những người có công trong việc sáng lập ra trang web KoreaJobFinder.com – một website tìm kiếm việc làm có mức độ phổ biến cao tại Hàn Quốc.
Luke Zhang
Luke Zhang cũng là một trong những cá nhân đồng sáng lập ra Loom Network. Ông theo học và tốt nghiệp trường đại học York. Hơn nữa, ông từng tham gia và giữ vị trí nhà phát triển cho nhiều công ty nổi tiếng như Elemica hay Block Mason Inc. Ông bắt đầu hoạt động trong ngành thương mại điện tử và phát triển tiền điện tử và đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Matthew Campbell
Cùng với James Duffy và Luke Zhang, Matthew Campbell đã đồng sáng lập ra Loom Network. Ông đã tốt nghiệp đại học Georgia State. Sau đó ông theo đuổi lĩnh vực công nghệ, bắt đầu làm việc trong lĩnh vực này và đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báo. Không những thế, ông cũng từng làm việc tại 2 doanh nghiệp lớn và có mức ảnh hưởng trên thế giới là Gucci và Bloomberg.
Các cách để sở hữu Loom Coin?
Đối với một số đồng tiền khác, bạn có thể đào chúng. Tuy nhiên đối với Loom coin bạn chỉ có thể mua bán chứ không thể đào các đồng coin này. Để sở hữu chúng, bạn có thể thực hiện các giao dịch mua bán các cặp tiền có xuất hiện đồng coin này như cặp LOOM/BTC, LOOM/ETH,… tại một số sàng giao dịch uy tín như Gucci và Bloomberg,…
Ví lưu trữ Loom Coin
Loom Coin được thiết kế theo tiêu chuẩn ERC20 nên bạn có thể lưu trữ chúng trên các ví hỗ trợ loại coin này. Bạn có thể lưu trữ chúng trên các loại ví như MyEtherWallet, Trezor, Ledger Wallet hay ImToken…
Ngoài ra, bạn cũng có thể lưu trữ chúng trên các ví của các sàn giao dịch. Tuy nhiên, việc lưu trữ trên các sàn giao dịch này chỉ thích hợp với các nhà đầu tư thường xuyên thực hiện các giao dịch về token này. Còn nếu bạn là một nhà đầu tư dài hạn, FX Việt khuyên bạn nên lựa chọn các ví uy tín để lưu trữ nhằm đảm bảo tín an toàn cho tài sản của mình.
Tương lai của đồng Loom coin sẽ như thế nào?
Loom coin dần bước chân vào thị trường tiền điện tử và ngày càng trở nên phổ biến tại các sàn giao dịch Crypto. Không những thế, nhu cầu về đồng coin này cũng ngày càng cao nên các giao dịch có chứa đồng coin này cũng càng tăng cao. Nhiều nhà đầu tư thấy đồng coin này ngày càng nổi trội liền đặt câu hỏi cho bản thân liệu có nên đầu tư vào coin này hay không?
Dự án Loom Network được thiết kế với giải pháp 2 lớp với 2 Layer tương tự Ethereum. Do đó vấn đề bảo mật của dự án Loom Network được đánh giá cao và ít có đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài ra, Loom Network còn tài trợ, triển khai thành công cho hàng chục dự án lớn nhỏ. Điều này chứng minh rằng đây là một dự án đáng tin cậy và đáng để đầu tư.
Tuy nhiên, không phải không có rủi ro khi đầu tư vào các đồng coin này. Tuy nhiên đối với Loom Network, đội ngũ là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiền điện tử nên họ sẽ cẩn trọng nhất trong việc lựa chọn các dự án để đầu tư. Điều đó cũng có nghĩa với việc tỷ lệ rủi ro sẽ diễn ra với mức thấp nhất có thể.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về dự án Loom Network cũng như về đồng Loom Coin. Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã hiểu được dự án Loom Network là gì? Và có cái nhìn tổng quan hơn về dự án này. Nếu bạn mong muốn đầu tư vào các dự án, đồng coin nào thì hãy tìm hiểu kỹ càng trước khi đầu tư nhé. Hãy truy cập website FX Việt để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về các dự án tương tự nhé. FX Việt chúc bạn có thể đầu tư thành công!