William O’Neil – một nhà đầu tư nổi tiếng trên thị trường tài chính thế giới với 25 năm kinh nghiệm với tư cách là một nhà môi giới chứng khoán, nhà đầu tư tài chính nổi tiếng và hơn nữa ông còn là chủ của một công ty nghiên cứu, môi giới chứng khoán. Ông chính là người nghiên cứu thành công mô hình cốc tay cầm ( hay còn gọi là Cup and Handle) và khẳng định rằng: “Một trong các mẫu hình giá quan trọng nhất mà ông phát hiện ra là mô hình cốc tay cầm”
Vậy bạn có biết mô hình cốc tay cầm là gì? Ý nghĩa của nó trong quá trình giao dịch ra sao mà William O’Neil lại khẳng định như vậy? Hãy cùng FX Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
- Giới thiệu về mô hình nến búa ngược – Inverted Hammer
- Giới thiệu về mô hình nến shooting star trong giao dịch Forex
- Hốt bạc nhờ đầu tư tài chính tại sao không? Một số kênh đầu tư uy tín
- Hướng dẫn 3 Bước cách mở tài khoản Forex uy tín nhanh chóng dành cho nhà đầu tư
- Hướng dẫn cách đọc biểu đồ nến và phân tích cho người mới từ A – Z
Khái niệm mô hình cốc tay cầm là gì?
Mô hình cốc tay cầm hay còn gọi là mô hình Cup and Handle xuất hiện khi mà thị trường đang có hiện tượng giảm giá nhẹ rồi tăng giá dần đều tạo thành một đường cong hình chữ “U” của phần thân cốc. Sau đó sẽ có một sự hồi giá đi xuống và đảo chiều trở lên nhọn hơn một chút như hình chữ “V” ở phía bên phải của cốc tạo thành cái tay cầm.
Phần tay cầm này thường được hình thành từ 1-2 tuần và có những phiên giảm giá mạnh xuống đáy trước khi được kéo lên, gần khu vực đáy của tay cầm khối lượng giảm mạnh và gần như cạn kiệt thanh khoản. Đây là dấu hiệu khả quan vì lúc này lượng cung đã được cắt giảm bớt hoặc những nhà giao dịch không đủ mạnh đã được loại bỏ nhờ các phiên giảm giá này. Khi lượng cung yếu dần thì chỉ cần có một lượng cầu nhỏ thôi cũng đủ để cho giá tăng mạnh.

Mô hình này là một trong những mô hình quan trọng được William O’Neil nghiên cứu thành công trong quá trình làm việc của mình. Đến nay nó trở thành mô hình giá vô cùng phổ biến được hầu hết người tham gia giao dịch và đầu tư quan tâm.

Mô hình chiếc cốc tay cầm thường được hình thành trong khoảng từ 3 đến 6 tháng, khoảng cách đi từ đầu cốc đến phần đáy cốc là 12% đến 15% đôi khi có thể lên đến 33%. Vào năm 2005 Bulkowski đã nghiên cứu ra rằng mức tăng trung bình của mô hình sau khi phá vỡ là 34% và còn đưa ra mục tiêu giá cho mô hình này như sau:
Mô hình Cup & Handle
Giá phá vỡ + [(Giá cao nhất trên miệng cốc – Giá thấp nhất ở đáy cốc) * 50%]
Mô hình Cup & Handle đảo ngược (mô hình cốc tay cầm ngược)
Giá phá vỡ – ( Chiều cao tay cầm * 47%)
Thành phần trong mô hình Cup & Handle
Mô hình cái cốc và tay cầm có hai phần là phần cốc và phần tay cầm. Phấn cốc thường có hình dạng giống hình chữ U hoặc cũng có khi bạn thấy nó giống với hình vòng cung. Phần cốc được hình thành trong khoảng 6 tháng, hai miệng của cốc không bắt buộc phải bằng nhau. Phần tay cầm được hình thành trong thời gian ngắn hơn, thông thường là vài tuần.
Dưới đây là đặc điểm của phần cốc và tay cầm của mô hình.

Về phần cốc (Cup)
- Phần này được hình thành sau một xu hướng giảm tối thiểu là 30%. Đây là giao đoạn khởi đầu tuyệt vời cho sự đột phát mạnh khi phần hình tay cầm được xác nhận.
- Lúc đầu thị trường có xu hướng tăng nhưng lại giảm để tạo thành phần thân của mô hình cái cốc tay cầm.
- Sau đó giá sẽ di chuyển đến phần đáy cốc và điều chỉnh để hoàn thiện phần thân bên phải của cốc.
Theo như người sáng lập nên mô hình coốc tay cầm cho hay, thời gian để phần thân cốc được hoàn thiện là từ 3 đến 6 tháng. Độ cao của cốc thường sẽ từ 12% đến 15% hoặc cao nhất là lên đến 33%.
Khi bạn nối đỉnh cốc lại với nhau sẽ hình thành nên đường kháng cự. Như đã nói ở trên, hai phần đỉnh của cốc không nhất thiết phải bằng nhau, thông thường đỉnh bên trái sẽ thấp hơn so với đỉnh bên phải. Vì vậy mà đường kháng cự cũng sẽ hơi chếch lên trên.
Về phần tay cầm (Handle)
- Tay cầm được hình thành sau khi phần cốc được hoàn tất, lúc này thị trường sẽ có xu hướng giảm nhẹ xuống khoảng 1/3 chiều cao của cốc. Lưu ý, độ sâu này không được dài quá 1/2 độ sâu của cốc.
- Sau quá trình tích lũy từ 1 đến 4 tuần, giá sẽ điều chỉnh để thiết lập mô hình nến cốc tay cầm hoàn chỉnh. Dấu hiệu nhấn biết mô hình cốc tay cầm xác nhận là khi giá tiếp tục tăng để break out.
Cách nhận diện mẫu hình cốc và tay cầm
Mặc dù là một mô hình ít xuất hiện trên thị trường, nhưng nếu nó được hình thành hoàn hảo thì sẽ giúp nhà đầu tư kiếm được không ít lợi nhuận. Vì vậy, nhà đầu tư nào phát hiện sớm được mẫu hình cốc tay cầm là nhà đầu tư có lợi thế trên thị trường.

Đặc điểm nhận biết mẫu hình chiếc cốc tay cầm như sau:
- Mô hình cốc cầm tay có dạng cốc và có tay cầm. Trong một vài trường hợp, tay cầm cốc sẽ không được hình thành so giá không điều chỉnh giảm nhẹ mà tiếp tục tăng. Nó vẫn được coi là mô hình cốc tay cầm nhưng tỷ lệ thành công không cao.
- Mô hình thường xuất hiện cuối một xu hướng tăng và không có quy định về vị trí hình thành.
- Độ sau của tay tầm không vượt quá 50% độ sâu của cốc.
- Đáy cốc thường có hình vòng cung giống như chữ U, hình dạng này đáng tin cậy hơn so với hình chữ V.
Trên thự tế, cốc tay cầm mô hình sẽ không đẹp như những gì lý thuyết mô tả và rất khó để nhận biết. Chính vì vậy, bạn cần có những công cụ hỗ trợ và cẩn trọng hơn khi quan sát.
Hoạt động của mô hình cup and handle
Đường đi của mẫu hình chiếc cốc cầm tay cũng khá đơn giản, phần cong của thân cốc là nơi có sự giảm nhẹ về giá làm cho các nhà đầu tư hơi lung lay về tâm lý (điều này được nhận thấy từ việc giảm khối lượng giao dịch ở phía bên trái của cốc). Sau thời gian này khi mà họ thấy được giá đã đạt tới mức các nhà đầu tư/ nhà giao dịch thấy sẽ đạt được lợi nhuận lớn họ sẽ mua và tích lũy một lượng cổ phiếu lớn làm cho khối lượng giao dịch tăng lên.
Khi giá chạm tới mức ngang bằng với đỉnh bên trái của miệng cốc thì giá ở đó sẽ đóng vai trò như một đường kháng cự và họ sẽ bắt đầu bán đề chốt lời. Việc làm này của các nhà giao dịch đã góp phần tạo ra chiếc tay cầm của cốc và một lần nữa họ lại mua thêm một số lượng cổ phiếu nữa và giá lại đạt đến đường kháng cự lần thứ 2, lần này khối lượng giao dịch và thời gian ít do đó mới tạo thành hình chữ V – phần tay cầm của chiếc cốc.

Cụ thể như sau: Trước khi bước vào mẫu cốc tay cầm bạn cần chắc chắn rằng các cặp tiền tệ đã tăng lên 30% trước đó. Điều này có nghĩa rằng các cặp tiền tệ này đang nằm trong xu hướng tăng giá mạnh mẽ, việc tạo ra các mô hình chỉ là bước đệm để hỗ trợ và chuẩn bị cho đợt tăng giá mới mà thôi.
Giao dịch trong mô hình cốc tay cầm cũng khá đơn giản, bạn chỉ việc chọn thời điểm “chín muồi” để vào giao dịch BUY mà thôi:
- Bạn vào BUY khi đáy cốc vừa chuẩn bị hình thành. Chú ý theo dõi thời điểm đường giá có khuynh hướng đi ngang tạo thành đáy cốc và khi đường giá có khuynh hướng cong lên, kèm theo khối lượng tăng hơn so với mức trung bình của giai đoạn liền trước đó thì BUY. Một thời điểm khác cũng có thể BUY tại ngay đáy của phần tay cầm. Thường thì khoảng cách từ miệng cốc xuống đáy tay cầm sẽ bằng ⅓ chiều cao của cốc vì vậy hãy cân nhắc kỹ khi BUY tại đây.
- Cách tiếp theo bạn có thể áp dụng đó là BUY ngay khi giá Breakout vượt miệng cốc, thông thường khối lượng tại phiên vượt sẽ lớn hơn khối lượng trung bình của phần tay cầm.
Hướng dẫn cách giao dịch với cup and handle
Cách giao dịch với mô hình cốc và tay cầm không quá khó khăn đối với nhà đầu tư. Bạn chỉ cần chọn đúng điểm vào lệnh là đã giải quyết được 80% vấn đề khi giao dịch. Hiện có 2 cách để giao dịch với mô hình này như sau:
Cách 1: Bạn vào lệnh tại đáy của cốc tay cầm, đây cũng là hình thức giao dịch mô hình tách tay cầm phổ biến nhất hiện nay. Vị trí đặt lệnh mua với cách đặt lệnh này nằm tại điểm cách đỉnh một đoạn bằng 1/3 chiều cao mô hình.

Cách 2: Cách này bạn chọn điểm vào lệnh lúc giá breakout khỏi tay cầm. Vì lúc này giá sẽ tăng mạnh nên bạn không cần phải đặt chốt lời. Phương án này an toàn và mang lại lợi nhuận ổn định hơn so với cách 1.
Điểm cắt lỗ bạn có thể đặt phía dưới đáy tay cầm, đây chỉ là hướng dẫn trên lý thuyết. Thông thường các nhà giao dịch chuyên nghiệp sẽ đặt cắt lỗ tại mức giá đóng của của cây nến có volume lớn nhất.
Để tăng tính chính xác khi giao dịch, bạn nên kết hợp maẫu hình cốc tay cầm với những mô hình khác.
Trên thực tế không chỉ trong giao dịch Forex mà còn trong đời sống hằng ngày, không có mô hình nào là chính xác tuyệt đối 100% cả mà chỉ mang tính chất tương đối mà thôi và mô hình cốc tay cầm cũng thế. Vì vậy việc xảy ra Breakout giả cũng không thể nào tránh khỏi được. Do đó, để an toàn nhất bạn nhớ cài đặt Stop Loss dừng lỗ hợp lý, hạn chế áp dụng một cách quá máy móc.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo thêm một số mô hình giá khác tại đây. Ngoài ra trong quá trình giao dịch luôn phải cập nhật, theo dõi các tin tức kinh tế thông qua các diễn đàn hoặc trên website của FX.com.vn để nắm bắt xu hướng diễn biến cơ bản trên thị trường hoặc của một đồng tiền nào đó nhanh chóng nhất nhé.
Chúc các bạn thành công!
XEM THÊM: Các mẫu nến đảo chiều