Mô hình Ponzi hay kế hoạch Ponzi là một hình thức lừa đảo tiền của nhà đầu tư. Hình thức này ra đời và những năm đầu của thế kỷ trước, với nhiều chiêu trò và cách biến đổi khác nhau, ngày này hình thức vẫn còn được nhiều công ty bất chính sử dụng.
Vậy bạn đã biết đến mô hình tháp Ponzi hay chưa? Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về mô hình này nhé.
Mô hình Ponzi là gì?
Mô hình Ponzi là thủ đoạn lừa đảo của những kẻ đi vay tiền của “con mồi” mới trả tiền “con mồi” cũ. Kẻ lừa lộc này đưa những lời hứa và cam kết vô cùng hấp dẫn đánh vào lòng thêm của con người. Như trả lợi tức cao ngất ngưỡng và giới thiệu những gương mặt tiêu biểu đã tham gia vào mô hình đầu tư của công ty.
Những người cho vay lại thấy mình được lợi nên đã giới thiệu người thân vào các tổ chức bất chính này. Bằng lối kinh doanh này, kẻ lừa đảo càng được nhiều người góp vốn với khoảng tiền lớn từ những người cho vay cũ và mới.

Mô hình lừa đảo Ponzi luôn đưa ra những lời hứa hẹn vô cùng tốt đẹp về mức lợi nhuận cao cùng với đó là mức rủi ro rất ít hoặc bằng không. Các công ty hoạt động theo mô hình này đều chú trọng đến việc tìm kiếm nhà đầu tư mới và dụ họ đầu tư vào công ty. Tiền lãi mà nhà đầu tư nhận được chính tiền cho vay của những khách hàng mới.
Mô hình này chỉ bị sụp đổ khi không có người mới đầu tư vào công ty để trả nợ cho người cũ. Cũng chính vì lẽ đó, mà các công ty này luôn tổ chức những buổi hội, họp để lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin.
Mô hình Ponzi ra đời từ đâu?
Charles Ponzi (3/3/1882 mất ngày 18/1/1949) là một người nhập cư Italia đến Hoa Kỳ và đã trở thành một trong những người lừa đảo siêu đẳng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Kế hoạch ban đầu của Ponzi là dùng coupon thanh toán quốc tế để trả tiền tem, nhưng sau đó ông ta dùng tiền của những người đến sau trả cho chính mình và những người đến trước.
Ở thế kỷ trước, dịch vụ bưu chính thịnh hành kiểu phát phiếu thay con tem để gửi miễn phí đi toàn cầu với tên viết tắt IRC. Người sở hữu IRC có thể đem đến bưu điện địa phương để đổi lấy tem và gửi thư trả lời mà không cần phải trả phí.

Trong một lần tình cờ, Ponzi đã nhận được IRC và gã đã tìm một hướng kinh doanh mới khi khi đi tìm hiểu về phiếu miễn phí này. Gã phát hiện ra rằng giá IRC tại các quốc gia là khác nhau nhưng chúng đều có giá trị đổi ra tem và 1 lần gửi thư trả lời. Chính vì thấy được sự sơ hở này, Ponzi đã bắt đầu mua phiếu ở những nơi có giá thấp và bán ở những nơi có giá cao. Từ đó lợi nhuận được tạo ra, từ sự chênh lệch nay.
Hình thức kinh doanh này được giới chuyên môn gọi là arbitrage và được xem là không hợp pháp. Ban đầu vì không có đủ vốn, gã bắt đầu đi mượn từ những người xung quanh với lời hứa hẹn sẽ trả lãi cho họ là là 50 trong vòng 45 ngày. Với mức lợi nhuận khủng lồ này đã thu hút được nhiều kẻ có lòng tham và họ còn giúp Ponzi quảng cáo mô hình này cho những người mới. Lúc đầu, gã thực sự đã đầu tư nhưng số IRC không đủ để bán trả lãi cho những nhà đầu tư ban đầu. Sau đó mô hình đã bắt đầu biến tướng khi Ponzi dùng tiền của khách hàng mới để trả cho nhà đầu tư cũ.
Tới năm 1920, khi cảnh sát bắt đầu sờ gáy của Ponzi và lôi ra được bằng chứng phạm tội gã. Thì lúc này hình thức kinh doanh bắt đầu bị sụp đổ do không còn lượng khách mới .
Những dấu hiệu lừa đảo của mô hình tháp Ponzi

Sự kiện chấn động giới tài chính vào năm 2008 là chủ tịch sàn chứng khoản nổi tiếng NASDAQ Bernard Madoff bị khởi tố với tội lừa đảo. Ông ta đã áp dụng mô hình Ponzi để tạo ra các bằng chứng giả về giao dịch không có thực, nhằm lừa đảo các nhà đầu tư.
Bất kể dùng loại công nghệ gì để vận hành mô hình Ponzi, các hình thức lừa đảo sử dụng mô hình này đều có các đặc điểm tương tự nhau như sau:
- Cam kết mang lại lợi nhuận cao với ít rủi ro
- Lợi nhuận ổn định bất kể điều kiện thị trường biến động ra sao
- Các hình thức đầu tư không được đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền có uy tín
- Các hình thức hoặc chiến lược đầu tư của tổ chức đều được gọi là bí mật hoặc được mô tả rất rắc rối
- Khách hàng không được phép xem các giấy tờ chính thức cho các khoản đầu tư của họ
- Khách hàng rất khó để rút tiền ra khỏi tổ chức.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản về mô hình lừa đảo khét tiếng Ponzi mà các nhà đầu tư cần phải biết. Để tránh gặp những vấn đề không hay xảy ra trong quá trình đầu tư, bạn cần tìm hiểu rõ bản chất của các mô hình trước khi tham gia nhé. Nếu bạn muốn tham khảo thêm những kinh nghiệm về đầu tư trong lĩnh vực tài chính thì có thể xem thêm tại đây.
FX Việt chúc bạn luôn thành công với lựa chọn của mình.