Kế toán tài chính (Financial Accoutant) là một vị trí đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ nhất định liên quan đến ngành. Một ứng viên tài năng, không chỉ là người đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nhà tuyển dụng đặt ra, mà còn cần biết cách trình bày và sắp xếp những gì mình có một cách thật thông minh trên CV nữa.
Do vậy, hãy đảm bảo rằng CV Kế toán Tài chính của bạn đã có đầy đủ những gì chúng tôi liệt kê ở bài viết dưới đây nhé!
- Năm 2022 còn đào bitcoin được không? Cách đào bitcoin mới nhất
- Nên đào ETH hay không? Hướng dẫn đào Ethereum hiệu quả
- Nên đầu tư gì với 100 triệu? Những ý tưởng đầu tư năm 2022
- Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao và an toàn?
- Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu với công ty nào?
Cấu trúc CV xin việc Kế toán tài chính gồm những bước sau:
- Phần 1: Giới thiệu bản thân ngắn và tóm tắt mục tiêu nghề nghiệp của mình
- Phần 2: Thông tin liên hệ: Họ và tên, Số điện thoại, Emai, Địa chỉ và link tài khoản Mạng xã hội (Facebook, LinkedIn…)
- Phần 3: Kinh nghiệm làm việc và Học vấn trình bày theo trình tự ngược thời gian
- Phần 4: Mục bổ sung nhưng không kém quan trọng như Kỹ năng, Thành tựu và các Hoạt động ngoại khoá.
Giới thiệu bản thân và Tóm tắt mục tiêu nghề nghiệp
Bạn cần đảm bảo thông tin đầy đủ, nhưng đừng dài dòng. Trong quá trình viết, cần làm rõ về con người của bản thân, vắn tắt kinh nghiệm sẵn có và mục tiêu trong thời gian ngắn hạn (1-3 năm gần nhất). Hãy phá cách trong khuôn khổ: Bạn có thể sử dụng các từ khoá mà nhà tuyển dụng đặt ra trong phần mô tả công việc để chứng minh cho sự phù hợp của mình, bên cạnh đó, hãy thêm 1 2 từ ngữ thể hiện nét riêng của bản thân.
Ví dụ: Nhà tuyển dụng cần một ứng viên kiên nhẫn, chủ động và có kinh nghiệm dưới 1 năm. Bạn có thể sử dụng các từ khoá sau khi viết mô tả về mình:
- Hoạt bát
- Kiên nhẫn
- Tỉ mỉ
- Kinh nghiệm; Đã làm việc 6 tháng với vị trí Thực tập sinh Kế toán tài chính.
Qua ví dụ trên, nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn bước đầu đạt yêu cầu cơ bản của công ty và có nét riêng là “Hoạt bát và Tỉ mỉ”.
Kinh nghiệm làm việc và Học vấn
Cách trình bày phổ biến nhất là bạn liệt kê theo trình tự ngược thời gian. Hãy viết các công việc gần nhất và có liên quan nhất lên trước cho nhà tuyển dụng xem xét.
Bạn có thể trình bày theo cách dưới đây:
- Tiêu đề: Kinh nghiệm làm việc/ Học vấn
- Tên Công ty/Trường học,
- Vị trí (Thực tập sinh, nhân viên,../Sinh viên, Nghiên cứu sinh…),
- Thời gian
- Những gì bản thân đã làm/học ở nơi đó.
Khi viết Kinh nghiệm làm việc, hãy bắt đầu liệt kê hoạt động và thành tựu của bản thân với những động từ thay vì câu có nhân xưng như tôi, em… và đi kèm số liệu, hay kết quả của những gì bạn đã làm. Càng cụ thể và dễ hiểu, bạn càng có nhiều điểm cộng hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Nếu bạn đã từng làm rất nhiều việc ở nhiều vị trí khác nhau, hãy chỉ nên chọn lọc những công việc có liên quan đến vị trí ứng tuyển thôi nhé!
Kỹ năng, Thành tựu và các Hoạt động ngoại khoá
Vị trí kế toán tài chính đòi hỏi bạn cần có những kỹ năng nghề nghiệp nhất định, nếu không bạn sẽ mất đi lợi thế so với các ứng viên khác. Bạn có thể tham khảo những kỹ năng sau để cân nhắc xem bản thân đã có những gì:
- Tài khoản phải trả
- Bảng cân đối kế toán
- Kế toán doanh nghiệp
- Đối chiếu
- Dự báo dòng tiền
- Khai thuế
- Báo cáo tài chính
- Phân tích tài chính
Ngoài ra, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao những ứng viên có khả năng nhận thức tốt về bản thân mình, và đồng thời tự tin vào những gì mình có. Nếu bạn biết được thế mạnh của bản thân nằm ở đâu, đó sẽ là điểm cộng rất lớn.
Nếu bạn từng tham gia hoạt động liên quan tới Tài chính như các Câu lạc bộ sinh viên, hoặc đã từng có thành tựu nhất định trong các cuộc thi, bài viết nghiên cứu thì hãy tự tin chia sẻ trên CV của mình nhé.
Một số Tips để nổi bật hơn
- Một CV ấn tượng thì nên thêm chút màu sắc nhưng cũng hãy biết đâu là giới hạn. Bạn có thể tham khảo các mẫu thiết kế ấn tượng tại đây.
- Đừng quên ảnh của bản thân trong CV nhé! Hãy đảm bảo rằng đó là bức ảnh chỉn chu và lịch sự
- Một lá thư xin việc sẽ thay cho lời mở đầu, vừa trang trọng nhưng cũng là cơ hội cho bạn chia sẻ thêm về bản thân mình đấy
Bạn đã có đầy đủ những gì chúng tôi đã liệt kê bên trên chưa? Nếu có, hãy tự tin vào CV của chính mình và chờ cơ hội. Ngoài ra, bạn có thể truy cập tại đây để tham khảo những cách trình bày CV khác và rút kinh nghiệm cho bản thân.