Nến Hammer hay nến búa Hammer, hẳn là cái tên quá quen thuộc đối với những nhà đầu tư tài chính, mà đặc biệt hơn là những nhà đầu tư theo trường phái phân tích hành động giá (Price Action). Cũng như những mô hình nến sao Mai, sao Hôm, Doji, Hanging Man, … Hammer là một trong những mô hình nến đảo chiều cực mạnh của thị trường ngoại hối.
Nến Hammer là gì?

Mô hình Hammer là mô hình nến đảo chiều tăng, báo hiệu khả năng tạo đáy và xuất hiện tại xu hướng giảm. Hammer là một cây nến mang hình dạng giống 1 cây búa và là một mô hình đảo chiều đơn, nên các trader còn gọi nó với cái tên là nến cây búa.
Đặc điểm của Hammer:

- Hammer xuất hiện trong xu hướng giảm và tạo đáy của xu hướng đó.
- Thường có ít nhất từ 2-3 phiên giao dịch giảm giá trước nến Hammer.
- Nếu nến phía sau Hammer là một cây nến tăng thì đây là dấu hiệu sắp có sự đảo mạnh.
Tâm lý thị trường đằng sau mô hình nến Hammer
Trước khi Hammer xuất hiệu, thị trường giá lúc bấy giờ đang giảm mạnh. Điều này thể hiện bên bán đang chiếm ưu thế và áp đảo bên mau.
Mở đầu phiên giao dịch khi nến Hammer hình thành, giá lại tiếp tục bị đẩy xuống thấp hơn, do lực bán trước đó. Khi giá đã giảm tới mức thấp nhất có thể, những nhà đầu tư đứng ngoài thị trường sẽ tham gia với lệnh mua nhằm đón đầu xu hướng tăng mới, khiến cho bóng nến dưới của Hammer dài ra. Nhưng kết quả không hề như mong đợi, vì lực bán trước đó quá lớn nên phe mua đã thất bại trong việc áp đảo này. Kết quả giá sẽ gần kề với giá mở cửa và duy trì cho đến hết phiên giao dịch, làm cho thân ngắn.
Khi đã hình thành Hammer, nhưng vẫn chưa xác định được hướng giá. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra, 1 là phe mua mạnh lên và đẩy giá lên cao hoặc 2 là phe bán đang dồn lực đẩy thị trường giá tiếp tục giảm.
Nếu trường hợp 1 xảy ra, tức sau nến Hammer là một nến tăng. Những người đã bán sẽ bị thua lỗ. Nếu đó là một phiên tăng giá mạnh, những nhà đầu tư này sẽ phải đóng lệnh để hạn chế thua lỗ, ngược lại, những người đã mua đang có lợi nhuận. Kết quả là thị trường chính thức đảo chiều từ giảm sang tăng. Mô hình Hammer lúc này đang xảy ra đúng hướng.
Nếu là trường hợp 2: sau Hammer là nến giảm. Khi đó, nhà đầu tư với lệnh bán tiếp tục có được lợi nhuận, những người ngoài thị trường nhảy vào, làm cho lực bán càng tăng nhiều hơn. Thị trường tiếp tục đi theo xu hướng giảm. Mô hình Hammer lúc này dự báo sai.
Xác định điểm vào lệnh với nến Hammer

Thông thường, điểm vào lệnh được nhà đầu tư xác định tại điểm ứng với 50% chiều dài của Hammer. Vào lệnh theo cách này sẽ mang về nhiều lợi nhuận hơn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải trader nào cũng biết và vào đúng theo tips này. Đặc biệt, là nhà đầu tư mới, họ cần có nhiều kinh nghiệm hơn và thận trọng hơn khi vào lệnh.
3 cách vào lệnh với Hammer:
- Vào lệnh tại vị trí ứng với 50% độ dài của nến.
- Vào lệnh khi nến đã hình thành hoàn chỉnh.
- Vào lệnh khi đã xác định được cây nến đằng sau nến Hammer.
Chiến lược giao dịch với mô hình nến Hammer
Để tăng tính hiệu quả khi sử dụng mô hình nến đảo chiều nói chung và mô hình nến Búa Hammer nói riêng, chiến lược tốt nhất là kết hợp với công cụ như chỉ báo.
Kết hợp hỗ trợ/kháng cự.
Cách kết hợp với hỗ trợ và kháng cự cũng khá đơn giản, khi mô hình nến Hammer xuất hiện tại những mức kháng cự hoặc hỗ trợ thì dấu hiệu đảo chiều lúc này là đáng tin cậy.
Cách giao dịch lúc này:
B1: Xác định xem xu hướng thị trường lúc này có phải đang giảm không.
B2: Chờ đến lúc Hammer hình thành.
B3: Tại vùng giá mà nến Búa hình thành, nếu thuộc vùng giá quan trọng thì khả năng cao sẽ đảo chiều.
B4: Vào lệnh mua ngay khi Hammer đóng cửa. Đặt dừng lỗ dưới bóng nến.
Kết hợp chỉ báo RSI
RSI là một chỉ báo vô cùng quan trọng với nhà đầu tư, bởi tín hiệu đảo chiều rất rõ ràng. Nếu kết hợp chung với mô hình nến Hammer thì sẽ hứa hẹn một tín hiệu đảo chiều mạnh.
Cách giao dịch
B1: Xác định xem xu hướng thị trường lúc này có phải đang giảm không.
B2: Chờ đến lúc nến Hammer hình thành, quan sát chỉ báo RSI xem có rơi vào vùng quá bán không, nếu có thì khả năng giá đảo rất cao.
B3: Vào lệnh mua ngay khi Hammer đóng cửa. Đặt dừng lỗ dưới bóng nến của Hammer.
Ngoài kháng cự, hỗ trợ và RSI thì có các chỉ báo, công cụ khác có thể kết hợp với Hammer như Fibonacci, MA …
Những lưu ý khi giao dịch

- Mặc dù, nến ngay sau Hammer là nến tăng, nhưng thị trường vẫn tiếp tục xu hướng giảm ngay sau đó.
- Mô hình càng đáng tin cậy khi bóng nến dưới càng dài.
- Nếu Hammer khi hình thành có khối lượng giao dịch lớn, chứng tỏ cuộc chiến của phe mua và bán rất khốc liệt, thị trường sẽ biến động mạnh và ngược lại.
Kết luận
Những kiến thức cơ bản về nến Hammer, cũng như cách thức giao dịch với mô hình nến đảo chiều này, ít nhiều giúp ích cho nhà đầu tư trong quá trình giao dịch. Tuy nhiên, như những bài trước FX Việt đã cảnh báo, bất kỳ công cụ hay phương pháp nào trong đầu tư tài chính cũng không hoàn toàn chính xác 100%, nhà đầu tư cần có nhiều kinh nghiệm để kiểm soát những rủi ro và thành thạo trong việc vận dụng phân tích kỹ thuật.