Tại Việt Nam, hình thức gửi tiết kiệm tại các ngân hàng rất phổ biến. Tuy nhiên, họ luôn lo lắng và tìm kiếm thông tin ngân hàng được phép phá sản trước khi gửi. Bên cạnh đó, họ còn tìm kiếm những ngân hàng có nguy cơ phá sản và tránh xa vì sợ ảnh hưởng đến khoản tiền gửi của mình. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc về tiền khi được gửi vào các ngân hàng và việc phá sản của ngân hàng sẽ diễn ra như thế nào.
- Nghề môi giới chứng khoán là gì? Công việc của một môi giới chứng khoán
- Opensea là gì? Hướng dẫn trade trên sàn OpenSea
- Pantera Capital là gì? Quỹ đầu tư Pantera Capital có an toàn không?
- Phương pháp sử dụng công thức Kelly trong quản lý vốn là gì?
- Polkadot coin là gì? Dự án Polkadot có tiềm năng hay không?
Ngân hàng phá sản là như thế nào?

Ai cũng biết việc phá sản xảy ra khi công ty ngừng hoạt động, ngân hàng cũng vậy. Khi bất kỳ ngân hàng nào tuyên bố phá sản, đồng nghĩa với việc ngân hàng đó ngừng hoạt động, không cung cấp dịch vụ cho khách hàng nữa. Một khi tuyên bố phá sản là lúc mà ngân hàng không thể nào đủ khả năng thanh toán cho khách hàng nữa. Một lý do nữa khiến các ngân hàng buộc tuyên bố phá sản là không đủ tài sản lưu động.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá sản tại các ngân hàng hiện nay:
- Giá trị tài sản của ngân hàng thấp hơn giá trị thị trường của những khoản nợ mà ngân hàng phải trả.
- Những khoản mà ngân hàng mang đi đầu tư chỉ mang về thua lỗ.
- Một số yếu tố khác có ảnh hưởng tiêu cực đến tài chính ngân hàng.
Dấu hiệu nhận biết ngân hàng phá sản
Thông thường, chỉ có những người làm trong ngành ngân hàng hoặc đầu tàu của ngân hàng mới biết được chính xác ngân hàng đó có nguy cơ phá sản hay không. Với những người bình thường như chúng ta hoặc thậm chí là nhân viên của ngân hàng cũng không được biết điều này, chỉ khi nào ngân hàng công bố mình phá sản mới có thể biết được.
Tuy nhiên, vẫn có những tiêu chí để đánh giá ngân hàng phá sản ở Việt Nam:
- Xem báo cáo tài chính của ngân hàng. Báo cáo này phải được xem và tổng hợp qua nhiều năm thì mới biết được chính xác ngân hàng có phá sản hay không.
- Báo cáo công nợ và dư nợ từ phía ngân hàng
- Nếu bạn gửi tiền vào ngân hàng và đến khi yêu cầu rút thì không được đáp ứng. Khi trường hợp này xảy ra với toàn bộ khách hàng của tất cả các chi nhánh thì có thể ngân hàng đang có vấn đề về việc huy động vốn lưu động.
Ngân hàng nào sắp phá sản

Như đã nói ở trên, thông tin về ngân hàng được phép phá sản sẽ không được tiết lộ cho đến khi ngân hàng công bố thông tin chính thống. Trường hợp thông tin ngân hàng bị phá sản lộ ra ngoài có thể khiến cho ngân hàng đó gặp khó khăn, cho nên bất kỳ thông tin quan trọng nào cũng sẽ là bí mật.
Những dấu hiệu phá sản của công ty cũng không được giới báo chí đánh tiếng vì lĩnh vực ngân hàng khá nhạy cảm và chịu rất nhiều sự ràng buộc. Do đó, bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ thông tin nào liên quan đến vấn đề phá sản của ngân hàng.
Hiện nay, có nhiều người hay tìm kiếm thông tin ngân hàng SCB phá sản, Đông Á phá sản, … Đây chỉ là những thông tin được bàn tán trên các diễn đàn hoặc xuất phát từ một sự việc khi những ngân hàng này gặp khó khăn trong vấn đề tài chính hoặc đầu tư. Vì vậy, bạn cũng không nên quá tin vào những thông tin như thế này và có hành động không đúng với khoản tiền gửi của mình.
Liệu ngân hàng được phép phá sản hay không?
Thực tế, việc một ngân hàng phá sản là rất khó xảy ra và trước đây không có điều luật nào quy định cho phép ngân hàng phá sản. Tuy nhiên, sự thật đã được thay đổi khi Pháp luật Việt Nam sửa đổi bổ sung trong Luật TCTD. Cụ thể, điều luật Số 17/2017/QH14 của Quốc Hội đưa ra ngày 20/11/2017 và đã được áp dụng từ ngày 18/01/2018 cho phép các tổ chức tín dụng được phép phá sản.
Theo đó, ngân hàng được phép phá sản sẽ gửi phương án phá sản cho Ngân hàng Nhà nước để trình báo lên Chính phủ. Chính phủ sẽ phê duyệt và có biện pháp kiểm soát với ngân hàng này.
Do đó, khi quyết định gửi tiền tại những ngân hàng, bạn nên chọn ngân hàng tiềm năng và nắm được thông tin khi nghi ngờ ngân hàng phá sản.
Việc ngân hàng phá sản ảnh hưởng gì đến người gửi và vay tiền?

Đối với người gửi tiền
Người gửi tiền vào ngân hàng là người có nhiều nỗi lo nhất khi ngân hàng họ tin tưởng tuyên bố phá sản. Vì vậy, họ thường đến ngân hàng và đổi lại tiền khi có thông tin ngân hàng phá sản.
Trường hợp ngân hàng tuyên bố phá sản nhưng vẫn còn tiền để thanh toán cho người gửi thì tiến hành thanh toán. Ngược lại, khách hàng sẽ mất tất cả tiền gửi. Nhưng bù lại họ sẽ được bảo hiểm tiền gửi đền bù 75 triệu đồng, áp dụng cho tất cả các khoản tiền gửi.
Đối với người vay tiền
Có những người vay tiền của ngân hàng phá sản sẽ có suy nghĩ vui mừng vì không phải trả tiền vay nữa. Tuy nhiên, sự thật lại không đúng như vậy. Theo quy định của pháp luật, người vay tiền phải có nghĩa vụ thanh toán tiền cho ngân hàng khi ngân hàng phá sản. Nếu không thể thanh toán tại thời điểm đó thì ngân hàng sẽ bán khoản nợ cho các tổ chức khác và họ sẽ có biện pháp thu hồi.
Kết luận
Như vậy, ngân hàng được phép phá sản là có thật, nhưng những thông tin về sự việc phá sản sẽ không được chia sẻ cho đến khi được công bố rõ ràng. Khi quyết định gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, bạn nên nắm được những thông tin nói trên để tránh đầu tư vào những nơi không thật sự uy tín.