Node là gì? Node được hiểu cơ bản là cá nút lệnh. Cho đến hiện nay, khái niệm Node được sử dụng nhiều trong lĩnh vực máy tính, viễn thông và cả trong công nghệ blockchain. Nếu như trong lĩnh vực công nghệ nó được hiểu như là một thiết bị mạng vật lý vậy thì trong lĩnh vực tiền điện tử. Node là gì? Nó có những loại Node nào? Các loại Node này có ảnh hưởng như thế nào đối với blockchain. Cùng FX Việt tìm hiểu về Node thông qua bài viết ngày hôm nay nhé.
Node là gì?
Node là gì? Node trong hệ sinh thái blockchain được hiểu là các nút dùng để lưu trữ dữ liệu, truyền tải và bảo quản các thông tin của nền tảng blockchain. Vì vậy có thể hiểu theo lý thuyết là các blockchain sẽ tồn tại trên các node. Không những thế, các blockchain này hoạt động dựa trên cốt lõi nguyên tắc của mạng P2P (Peer to Peer). Có thể hiểu rằng hầu hết các mạng có thể hoạt động mà không có máy chủ trung tâm, thay vào đó sẽ là sự đồng thuận giữa các node trong hệ thống.

Node có thể là bất kỳ các thiết bị nào nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng cho blockchain. Nó có thể là các thiết bị PC, Laptop, máy tính, máy chủ,… Ngoài ra, tất cả các node trên blockchain sẽ được kết nối với nhau để có thể dễ dàng trao đổi, chia sẻ các dữ liệu, thông tin với nhau.
Node trong Blockchain hoạt động như thế nào?
Khi các thợ đào hay những người xác thực (Validator) cố tạo ra các block giao dịch mới để thêm vào hệ sinh thái blockchain thì họ sẽ truyền các block này đến các node trên mạng lưới. Họ có thể truyền đến tất cả hay một phần node tùy vào các thuật toán đồng thuận được sử dụng trong blockchain.

Các node có thể xem xét và chấp nhận hay từ chối các block này tùy thuộc vào độ hợp pháp của block như tính hợp lệ của chữ ký giao dịch. Khi các node này xác nhận các block mới thì các block này sẽ được lưu trữ lên đầu tiên trong danh sách các block mà nó đã lưu trữ.
Vai trò của node trong hệ sinh thái blockchain
Node được xem là các phần riêng lẻ của cấu trúc dữ liệu blockchain. Các chủ sở hữu của Node có thể thu được phí giao dịch hay nhận được các phần thưởng về tiền điện tử khi họ sử dụng các tài nguyên máy tính của mình để lưu trữ và xác thực giao dịch cho các nhà đầu tư. Đây cũng được hiểu là quá trình đào coin của người dùng.
Trong thị trường tiền điện tử, Node được xem như một thiết bị của nền tảng blockchain nhằm mục đích tạo nên các nền tảng cho phép sự tồn tại và hôc trợ hoạt động cho blockchain. Hiểu một cách đơn giản hơn, Node có thể là các thiết bị có kết nối internet và có địa chỉ IP xung quanh chúng ta.
Các bản sao của các blockchain sẽ được các node tải xuống và kiểm tra các lịch sử giao dịch. Các node luôn có các quyết định và cách thức hoạt động của riêng mình về việc xác nhận các giao dịch có hợp lệ hay có được thêm vào hệ sinh thái hay không?
Phân loại node trong blockchain

Tùy thuộc vào các giao thức đồng thuận được sử dụng mà các blockchain sẽ có các loại node khác nhau. Các loại node có thể được phân biệt theo nhiều cách khác nhau như dựa vào tính khả dụng, chức năng của node hay các yêu cầu của blockchain,…
Một số phân bổ cấu trúc phổ biến của các node:
- Root node: Đây là một loại Node cao nhất trong một cây nhị phân.
- Tree: Một cấu trúc dữ liệu được phát triển bắt đầu từ một node gốc (root node).
- Parent node: Một node mà có những nút mở rộng nhiều hơn từ nó.
- Child note: Child node là một node được mở rộng từ các node khác.
- Leaf node: Một node không có các node con.
- Sibling nodes: Đây là những node kết nối với cùng một nút lớn (parent node).
- Forest: Một tập hợp những cây (trees) node.
- Degree: Thứ bậc của các node con của một nút.
- Edge: được xem là sự liên kết giữa các node.
Tuy nhiên, hiện nay cách phân chia node thông dụng và phổ biến nhất là dựa vào các yêu cầu của blockchain. Dựa theo cách chia này, node được chia thành 2 loại chính:
- Full node
- Lightweight nodes
Full Node
Full Node là một node được hoạt động trong mạng lưới phi tập trung như một máy chủ. Full Node có nhiệm vụ duy trì sự đồng thuận giữa các node mà xác minh các giao dịch trên nền tảng blockchain.
Không những thế, nó cũng lưu trữ các bảng sau của blockchain. Điều này tạo mức độ an toàn hơn và hơn nữa sẽ cho phép các chức năng nâng cao chẳng hạn như quyền biểu quyết về các đề xuất trong hệ sinh thái.
Full Node có một số đặc điểm chính như:
- Lưu trữ đầy đủ các dữ liệu của blockchain.
- Tham gia và hoạt động xác nhận block và xác minh tất cả các block, trạng thái.
- Node đầy đủ có thể bắt đầu toàn bộ các trạng thái.
- Cung cấp dữ liệu, thông tin đầy đủ theo yêu cầu cho các node nhẹ.
Lightweight nodes
Lightweight nodes là một loại node được sử dụng phổ biến hiện nay trong các hoạt động tiền điện tử. Nó còn được hiểu đơn giản là nút xác minh thanh toán (SPV hay Simple Payment Verification).
Để có thể giao tiếp với các blockchain thì các Lightweight nodes phải dựa vào các thông tin mà các nút đầy đủ cung cấp. Bởi chúng chỉ lưu trữ các truy vấn trạng thái hiện tại để có thể xử lý các giao dịch mà không lưu trữ toàn bộ bản sao của blockchain.
Để có thể chạy các Lightweight nodes thuận tiện nhất thì bạn không nhất thiết phải có nhiều tài nguyên nhưng bạn phải hy sinh về vấn đề bảo mật.
Ai có thể khởi chạy một Blockchain Node?
Có thể thấy về mặt lý thuyết, toàn bộ người dùng ai cũng có thể khởi chạy một blockchain node. Tuy nhiên về mặt thực tế thì việc khởi chạy một blockchain sẽ phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định tùy thuộc vào các thuật toán đồng thuận.
Với một số blockchain sử dụng giao thức đồng thuận Proof of Authority (PoA) như blockchain BSC, Okexchain, HECO,… Đây là một trong các thuật toán đồng thuận dựa trên danh tiếng. Nó cũng có nghĩa là bạn cần phải là người thật sự có một mức độ danh tiếng nhất định trong cộng đồng bạn mới có thể khởi chạy các node trong blockchain này. Nếu bạn là những người dùng phổ thông thì điều này thật sự không phù hợp với bạn.

Còn đối với các blockchain sử dụng DPoS thì chỉ những người nắm giữ lượng lớn token trên hệ sinh thái mới có thể khởi chạy các node này.

Ngoài ra cũng có một số blockchain giới hạn gia nhập, phân quyền hơn như Ethereum. Nó sẽ cho phép người dùng có thể tự khởi chạy các node để có thể sử dụng các Ethereum bảo mật hơn, an toàn hơn.
Một số lợi ích của việc tự khởi chạy một Ethereum Full Node
- Bạn có thể sử dụng Node của chính mình để xác minh các giao dịch theo quy tắc của cơ chế đồng thuận.
- Các thông tin về địa chỉ hay số dư của bạn sẽ không bị rò rỉ như các node bên ngoài.
- Các Dapp của bạn cũng sẽ được bảo đảm mức độ an toàn và riêng tư hơn
- Bạn cũng có thể lập trình các RPC endpoints theo mong muốn của riêng mình.
Một số lợi ích mà Node đem lại cho nền tảng Ethereum Network
- Cung cấp một tập hợp đa dạng các node với mức độ bảo mật và khả năng phục hồi cao cho nền tảng Ethereum.
- Các node đầy đủ sẽ có thể cung cấp quyền cho người dùng truy cập vào các dữ liệu blockchain cho các node nhẹ hơn và phụ thuộc vào nó.
Kết luận
Như vậy bạn có thể thấy Node là một trong những phần không thể thiếu của nền tảng blockchain. Nó có ý nghĩa rất quan trọng để một blockchain có thể hoạt động hiệu quả nhất. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ Node là gì? Và các lợi ích mà Node đem lại. Hãy truy cập vào website FX Việt để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về các blockchain hay tin tức khác nhé.