Phân Loại Nhà Môi Giới: Dealing Desk Và No Dealing Desk - FX Việt
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Tuyển dụng
No Result
View All Result
Thứ Hai, 1 Tháng Ba, 2021
FX Việt
  • Kiến thức
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
    • Mô hình nến
    • Mô hình giá
    • Hướng dẫn
    • Kinh nghiệm đầu tư
  • Khóa Học
    • Khóa Học Cơ Bản
    • Khóa Học Trung Cấp
    • Khóa Học Nâng Cao
    • Khóa Học Chuyên Gia
  • Chiến lược
  • Đánh Giá Sàn
    • Tin tức về sàn Forex
  • Giá vàng
    • Tin tức vàng
  • Tin tức
  • Bên lề
    • Tài chính
    • Sách tài liệu
    • Quotes hay
FX Việt
No Result
View All Result

Trang chủ » Khóa Học Đào Tạo Forex » Khóa Học Trung Cấp » Phân loại nhà môi giới: Dealing Desk và No Dealing Desk

Phân loại nhà môi giới: Dealing Desk và No Dealing Desk

phungphuc by phungphuc
28/01/2021
in Khóa Học Trung Cấp, Khóa Học Đào Tạo Forex
0
Phân loại nhà môi giới Dealing Desk và No Dealing Desk

Phân loại nhà môi giới Dealing Desk và No Dealing Desk

Chia sẻ:

Bước đầu tiên trong việc chọn một nhà môi giới ngoại hối là tìm hiểu nhu cầu đầu tư của bạn là gì. Bên cạnh đó, nhà giao dịch còn phải biết phân loại nhà môi giới. Bởi cơ bản, không phải nhà môi giới nào cũng giống nhau về dịch vụ cung cấp. 

  • Phân tích loại phân kỳ thường (Regular Divergence) của giao dịch phân kỳ
  • 3 loại phân tích ngoại hối nhà đầu tư nào cũng phải nắm
  • Hành trình tạo nên một nhà môi giới Forex
  • Trò gian lận của nhà môi giới Forex và phương pháp phòng tránh
  • Phân kỳ ẩn là gì? Tìm hiểu phân kỳ ẩn tăng và phân kỳ ẩn giảm 

Có thể phân loại nhà môi giới ngoại hối thành hai loại chính: Dealing Desks (DD) và No Dealing Desks (NDD)

Sàn giao dịch Forex kiểu Dealing Desk, hay còn được gọi với cái tên là nhà tạo lập thị trường (Market Makers). Còn đối với nhà môi giới kiểu No Dealing Desks, thì chia thành hai nhóm là nhà môi giới đóng vai trò chuyển lệnh (STP) và Mạng lưới giao dịch điện tử (ECN) + STP.

Phân loại nhà môi giới Forex
Phân loại nhà môi giới Forex

Nội dung bài viết

  • Phân loại nhà môi giới ngoại hối
    • Nhà môi giới Dealing desk là gì?
    • Nhà môi giới No Dealing desk là gì?
    • Nhà môi giới STP là gì?
    • Nhà môi giới ECN là gì?

Phân loại nhà môi giới ngoại hối

Nhà môi giới Dealing desk là gì?

Các nhà môi giới Dealing desk (DD) kiếm tiền thông qua chênh lệch giá mua/giá bán và cung cấp thanh khoản cho khách hàng. Còn được gọi là nhà làm giá thị trường hay nhà cái. 

Các nhà môi giới Market Makers được hiểu đúng với cái tên nhà môi giới tạo lập thị trường của nó. Đây là những sàn tự tạo tỷ giá của các cặp tiền và họ cũng là tổ chức tạo nên thị trường, tức là họ thường đảm nhận cả phe mua và phe bán để điều chỉnh tỷ giá. Nếu bạn nghĩ điều này gây xung đột lợi ích với khách hàng, thì thực sự bạn chưa hiểu đúng về kiểu nhà môi giới này. 

Các nhà tạo lập thị trường cung cấp cả giá bán và mua, có nghĩa là họ đang thực hiện cả lệnh mua và bán của khách hàng. Họ không quan tâm đến bất kỳ giao dịch của một cá nhân nào trên thị trường. Vì các nhà tạo lập thị trường kiểm soát giá và các lệnh được thực hiện, điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro khi họ thiết lập mức chênh lệch spread cố định (chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này sau).

Ngoài ra, khách hàng của các nhà tạo lập thị trường sẽ không nhìn thấy lãi suất thật sự trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh trên thị trường ngoại hối như hiện nay, khiến cho mức lãi suất của nhà môi giới DD gần với tỷ giá thị trường liên ngân hàng.

Để hiểu hơn về cách cung cấp dịch vụ của các sàn Dealing desk, hãy xem ví dụ dưới đây:

Nhà môi giới Dealing desk trong Forex
Nhà môi giới Dealing desk trong Forex

Giả sử: nhà giao dịch đặt lệnh mua cặp tiền EUR/USD với khối lượng 100.000 đơn vị tiền tệ với nhà môi giới Dealing desk. Nhà môi giới này sẽ thực hiện lệnh cho bạn, bằng cách tìm một nhà giao dịch khác đang bán cặp tiền EUR/USD hoặc nhà môi giới sẽ chuyển lệnh của bạn đến nhà cung cấp thanh khoản, còn một cách nữa là chuyển lệnh của bạn cho tổ chức lớn có thể mua hoặc bán một sản phẩm tài chính. Đây cũng là cách mà nhà môi giới Dealing desk tìm kiếm lợi nhuận, mà không phải quan tâm quá nhiều đến những rủi ro. 

Tuy nhiên, trong trường hợp không có giao dịch phù hợp, họ sẽ phải thực hiện lệnh đối xung với giao dịch của bạn. Những nhà môi giới khác nhau sẽ có những cách quản lý rủi ro khác nhau, vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn kiểm tra tất cả những vấn đề liên quan đến chính sách này, trước khi bắt đầu đặt niềm tin vào nhà môi giới. 

Nhà môi giới No Dealing desk là gì?

Không giống với nhà môi giới DD, nhà môi giới No Dealing Desk (NDD) không chuyển giao dịch của nhà giao dịch qua các quầy giao dịch. Điều này có nghĩa là nhà môi giới không giao dịch đối ngược với khách hàng mà chỉ là đơn vị liên kết hai bên mua và bán với nhau.

NDD có thể tính một khoản hoa hồng rất nhỏ cho hoạt động giao dịch hoặc họ chỉ tăng phí bằng cách tăng mức chênh lệch một chút. Nhà môi giới NDD có thể là STP hoặc STP+ECN.

Nhà môi giới No Dealing desk trong Forex
Nhà môi giới No Dealing desk trong Forex

Nhà môi giới STP là gì?

Nếu theo dõi nhiều về nhà môi giới, bạn sẽ thấy nhiều nhà môi giới hiện nay khẳng định mình là là môi giới ECN. Tuy nhiên, họ chỉ là những nhà môi giới cung cấp dịch vụ theo quy trình. Những nhà môi giới thuộc loại STP có nhiệm vụ chuyển lệnh của nhà giao dịch đến nhà cung cấp thanh khoản. Tại đây, nhà cung cấp thanh khoản sẽ có nhiệm vụ truy cập và tham gia trực tiếp vào thị trường liên ngân hàng.

Nhà môi giới STP và ECN
Phân loại nhà môi giới STP và ECN

Các nhà môi giới No Dealing desk STP thường có nhiều nhà cung cấp thanh khoản, và cung cấp chênh lệch giá mua và bán khác nhau.

Ví dụ như: trường hợp nhà môi giới NDD STP sẽ có ba nhà cung cấp thanh khoản khác nhau. Trong hệ thống, sẽ có 3 cặp giá mua bán khác nhau. Hệ thống của nhà môi giới sẽ sắp xếp giá mua bán từ mức thấp nhất đến cao nhất. 

Đây sẽ là báo giá mà bạn sẽ thấy trên nền tảng giao dịch của bạn?

Nhà môi giới không vượt qua tất cả những rắc rối đó để đưa ra một dịch vụ miễn phí! Để bù đắp cho những vấn đề họ đã giải quyết, nhà môi giới sẽ thêm vào mức chênh lệch giá mua/bán, thường là cố định. Nếu thật sự họ muốn quyết định thêm 1 pip, thì lúc này giá mua và giá bán sẽ thay đổi.

Nếu chênh lệch của các nhà cung cấp thanh khoản giản rộng, nhà môi giới sẽ mở rộng chênh lệch dành cho khách hàng.

Một số ít nhà môi giới STP cung cấp chênh lệch giá cố định, còn hầu hết đều có chênh lệch BIẾN ĐỔI

Nhà môi giới ECN là gì?

Có thể nói, nhà môi giới No Dealing desk ECN là nhà môi giới có cách hoạt động khá khác biệt, nó cho phép các nhà giao dịch trên thị trường tương tác với nhau, thông qua một mạng lưới là ECN. 

Phân loại nhà môi giới - Nhà môi giới ECN
Phân loại nhà môi giới – Nhà môi giới ECN

Người tham gia vào mạng lưới này có thể là ngân hàng, nhà giao dịch, quỹ đầu cơ và thậm chí là các nhà môi giới khác. ECN cũng cho phép khách hàng của họ nhìn thấy “Độ sâu của thị trường” hay còn gọi là mức độ thanh khoản.

Độ sâu của thị trường hiển thị lệnh mua và bán của những người tham gia thị trường khác. Vì bản chất ECN, rất khó để thực hiện phí chênh lệch cố định nên các nhà môi giới ECN thường được nhận được ít hoa hồng.

Tóm lại, phân loại nhà môi giới là một bước cần thiết trong quá trình giao dịch của nhà đầu tư. Bởi vì, khi phân loại, bạn srẽ biết đâu là sàn phù hợp với phong cách của mình và đâu là sàn an toàn, nên đặt niềm tin vào đó.

5 / 5 ( 1 bình chọn )

Bài Trước Đó

Triển vọng kỹ thuật US Dollar chuyển sang tích cực: Biểu đồ USD cần theo dõi

Bài Tiếp Theo

Phương pháp sử dụng công thức Kelly trong quản lý vốn là gì?

Liên QuanBài Viết
Kế hoạch giao dịch (Trading Plan) là gì trong thị trường ngoại hối?
Khóa Học Chuyên Gia

Kế hoạch giao dịch (Trading Plan) là gì trong thị trường ngoại hối?

26/02/2021
Tổng quan kinh tế Trung Quốc và đặc điểm đồng CNY
Khóa Học Chuyên Gia

Tổng quan kinh tế Trung Quốc và đặc điểm đồng CNY

26/02/2021
Tổng quan kinh tế Thụy Sĩ những năm gần đây
Khóa Học Chuyên Gia

Tổng quan kinh tế Thụy Sĩ những năm gần đây

26/02/2021
Khám phá nền kinh tế New Zealand có ảnh hưởng gì đến toàn cầu
Khóa Học Chuyên Gia

Khám phá nền kinh tế New Zealand có ảnh hưởng gì đến toàn cầu

25/02/2021
Nền kinh tế Úc đang phát triển như thế nào?
Khóa Học Chuyên Gia

Nền kinh tế Úc đang phát triển như thế nào?

25/02/2021
Canada và tổng quan nền kinh tế Canada 
Khóa Học Chuyên Gia

Canada và tổng quan nền kinh tế Canada 

25/02/2021
Nền kinh tế Nhật Bản và những biến động xung quanh JPY
Khóa Học Chuyên Gia

Nền kinh tế Nhật Bản và những biến động xung quanh JPY

23/02/2021
Tìm hiểu nền kinh tế của Vương quốc Anh
Khóa Học Chuyên Gia

Tìm hiểu nền kinh tế của Vương quốc Anh

23/02/2021
Bài Tiếp Theo
Phương pháp sử dụng công thức Kelly trong quản lý vốn là gì?

Phương pháp sử dụng công thức Kelly trong quản lý vốn là gì?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết xem nhiều
    • Metatrader 4 là gì? Nền tảng giao dịch nhà đầu tư cần phải biết
    • MetaTrader 5 là gì? Ưu và nhược điểm của MT5 so với MT4
    • Tìm hiểu Forex là gì? Sự thật về Forex mà nhà đầu tư cần phải biết
    • Những sàn forex tặng tiền cho người chơi mới uy tín tại Việt Nam
    • Tổng hợp các mô hình nến đảo chiều những trader cần nắm
    • Tổng hợp danh sách các sàn Forex lừa đảo 2020 mới nhất
    • XAUUSD là gì trong giao dịch Forex?
FX Việt

  • fx.com.vn
  • 0901499151
  • support@fx.com.vn
  • Tầng 23, AB Tower, 76A Lê Lai, phường Bến Thành, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
  • 24/7
Sứ mệnh của chúng tôi
FX Việt là một website chia sẻ các kiến thức, khóa học, phân tích kỹ thuật và kinh nghiệm đầu tư forex miễn phí tốt nhất. Chúng tôi đánh giá và giới thiệu các sàn forex uy tín hiện nay một cách khách quan nhất giúp các nhà giao dịch có thể an tâm khi tham gia thị trường forex màu mỡ này.
Xem nhanh
  • Bên lề
  • Chiến lược
  • Đánh giá sàn
  • Hướng dẫn
  • Khóa Học Chuyên Gia
  • Khóa Học Cơ Bản
  • Khóa Học Đào Tạo Forex
  • Khóa Học Nâng Cao
  • Khóa Học Trung Cấp
  • Kiến thức
  • Kiến thức cơ bản
  • Kinh nghiệm đầu tư
  • Mô hình giá
  • Mô hình nến Nhật
  • Phân tích kỹ thuật
  • Quotes hay
  • Sách tài liệu
  • Tài chính
  • Tin Nổi Bật
  • Tin tức Forex
  • Tin tức vàng
  • Tin tức về sàn Forex
Kết nối với chúng tôi
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2021 FX Việt - Cập Nhật Tin Tức Và Chia Sẻ Các Kiến Thức Forex Việt Nam Mới Nhất

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Tuyển dụng

© 2021 Bản quyền thuộc FX Việt. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng lại nội dung!

Giao dịch forex mang một mức độ rủi ro cao đối với vốn của bạn và có thể dẫn đến mất vốn. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu đầy đủ các rủi ro liên quan và tìm kiếm lời khuyên độc lập nếu cần thiết. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi tại support@fx.com.vn.

DMCA.com Protection Status
No Result
View All Result
  • Kiến thức
    • Kiến thức Forex
    • Kiến thức cơ bản
    • Phân tích kỹ thuật
    • Mô hình nến
    • Mô hình giá
    • Hướng dẫn
    • Kinh nghiệm đầu tư
  • Khóa học
    • Khóa Học đào tạo Forex
    • Khóa Học Cơ Bản
    • Khóa Học Trung Cấp
    • Khóa Học Nâng Cao
    • Khóa Học Chuyên Gia
  • Chiến lược
  • Sàn Forex
    • Đánh Giá Sàn
    • Tin tức về sàn Forex
  • Vàng online
    • Giá vàng
    • Tin tức vàng
  • Tin tức
  • Bên lề
    • Tài chính
    • Sách tài liệu
    • Quotes hay

© 2021 FX Việt - Cập Nhật Tin Tức Và Chia Sẻ Các Kiến Thức Forex Việt Nam Mới Nhất