Risk Aversion là gì? – Một thuật ngữ dùng để chỉ mức lo ngại rủi ro trong đầu tư tài chính. Mặc dù được sử dụng khá rộng rãi tuy nhiên Risk Aversion vẫn còn khá xa lạ với các trader mới gia nhập ngành. Bài viết hôm nay của FX Việt sẽ tổng hợp cho trader các thông tin chi tiết nhất về Risk Aversion, cùng tìm hiểu nhé!
Risk Aversion là gì?
Risk Aversion hay còn gọi là mức ngại rủi ro là mức độ mà một nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư tiền vào một khoản đầu tư nguy hiểm tiềm ẩn, tuy nhiên lại không xác nhận được độ chính xác trong ngành tài chính.
Phần lớn các nhà đầu tư lớn sẽ chỉ chấp nhận rủi ro từ 5% đến 8% toàn bộ số tiền trong tài khoản cho một dự án đầu tư.

Phân loại Risk Aversion
Mỗi nhà đầu tư có thể có mức độ e ngại rủi ro khác nhau. Các loại sau đây được sử dụng để phân loại ác cảm rủi ro:
Tìm kiếm rủi ro (Risk seeking)
Để nhận được lợi nhuận lớn hơn, một nhà đầu tư đôi khi sẽ chấp nhận các khoản đầu tư với sự biến động và rủi ro gia tăng. Mục tiêu của nhà đầu tư trong tình huống này là tăng cường lợi nhuận có được từ tài sản trong khi vẫn duy trì nguồn vốn có được từ tài sản.
Các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro này cũng thường được gọi với các tên người yêu thích (tìm kiếm) rủi ro.
Thờ ơ với rủi ro (Risk neutral)
Loại Risk Aversion này được sử dụng để chỉ các nhà đầu tư thờ ơ với rủi ro không xem xét rủi ro khi đưa ra quyết định. Các nhà đầu tư đôi khi sẽ bị phụ thuộc khá nhiều vào cảm xúc khi đưa ra các quyết định hơn là các phương thức tính toán hoặc suy luận.
Tại thời điểm đó, các trader sẽ hoàn toàn bỏ qua và không xem xét các mối nguy hiểm có thể xảy ra mà chỉ quan tâm đến việc kiếm lợi nhuận. Họ cũng không so sánh giữa các dự án có lợi nhuận giống nhau nhưng rủi ro khác nhau.

E ngại rủi ro (Risk averse)
Thông thường, các nhà đầu tư sẽ chọn lựa chọn các dự án có mức độ rủi ro thấp hơn khi chúng có cùng lợi nhuận và các điều kiện khá giống nhau. Điều này được gọi là e ngại rủi ro.
Những nhà đầu tư này có đặc điểm là cho dù các khoản đầu tư như cổ phiếu, chứng khoán,… có mang lại tỷ suất lợi nhuận cao bao nhiêu nhưng rủi ro của nó cao thì các nhà đầu tư điều tránh vào lệnh và giao dịch với chúng.
Các công cụ đầu tư như tài khoản tiết kiệm, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi hoặc vàng là những công cụ đầu tư ưa thích của họ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến Risk Aversion là gì?
Khẩu vị rủi ro của mỗi nhà đầu tư khác nhau và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài, bao gồm:
- Tuổi tác: Các nhà đầu tư trẻ tuổi có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn những người lớn tuổi hơn vì người ta cho rằng họ sẽ có nhiều thời gian hơn để đối phó với những thay đổi của thị trường.
- Mục tiêu lợi nhuận: Mỗi nhà đầu tư sẽ có một mục tiêu lợi nhuận khác nhau, điều này sẽ ảnh hưởng đến chiến lược và kế hoạch đầu tư. Do đó, mức độ e ngại rủi ro sẽ thay đổi dựa trên các mục tiêu dài hạn, ngắn hạn hoặc trung hạn. Khả năng chấp nhận đầu tư tăng lên khi mục tiêu lợi nhuận tăng lên và ngược lại.
- Thời hạn hoàn thành mục tiêu: Trong khi xây dựng kế hoạch, chủ đầu tư sẽ đưa ra thời hạn hoàn thành dự án. Khoảng thời gian dự kiến càng lớn thì mức độ chấp nhận rủi ro càng lớn và ngược lại.

Công thức xác định Risk Aversion
Bạn có thể sử dụng công thức sau đây xác định mức độ ngại rủi ro:
A = 2 x [ (Erp – rf) : (Ϭp x Ϭp)]
Trong đó:
- Erp: Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng
- rf: Mức lãi của một số loại tài sản không phát sinh rủi ro, ví dụ như lãi từ trái phiếu Chính phủ dài hạn
- Ϭp: Phương sai biến động rủi ro
Xác định mức độ e ngại rủi ro để hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra quyết định phù hợp:
- Nếu A < 0 thì nhà đầu tư thích rủi ro
- Nếu A = 0 thì nhà đầu tư trung lập với rủi ro
- Nếu A > 0 thì nhà đầu tư ngại rủi ro
Kết luận
Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã biết được Risk Aversion là gì cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến Risk Aversion. Hãy cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác trên website của chúng tôi nhé! Chúc bạn đầu tư thành công!