Nối tiếp những bài học về các kiến thức cơ bản trong forex trước đây. Hôm nay chúng ta tới phần stop loss là gì? Và cách đặt lệnh stop loss sao cho hợp lý. Vì stop loss trong thị trường forex rất quan trọng, nó quyết định điểm cắt lỗ để tránh rủi ro cho nhà đầu tư. Nào vào bài cùng FX Việt thôi!
- Tìm hiểu về Time Frame là gì trong giao dịch Forex
- Tổng hợp kiến thức cơ bản về các cặp tiền chính trong forex
- Tổng hợp những gì cần biết về Introducing broker (IB) và công việc của họ
- Trader là gì? 5 kiểu trader phổ biến hiện nay trên thị trường
- Trendline là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản cần biết về đường xu hướng
Định nghĩa stop loss là gì?

Lệnh stop loss, lệnh stop limit hay còn gọi là lệnh dừng lỗ. Đây là lệnh cơ bản mà bất kỳ trader nào cũng phải biết dù bạn là người chơi chuyên nghiệp hay bạn chỉ mới bước chân vào ngoại hối. Stop loss giúp hạn chế sự thua lỗ, một giải pháp bảo toàn vốn không thể thiếu. Bên cạnh đó, lệnh take profit (chốt lời) cũng hay được sử dụng trong các giao dịch để bảo toàn lợi nhuận.
Mục đích chính khi đặt lệnh này giúp cho các nhà giao dịch hạn chế rủi ro, phòng tránh các những lúc thị trường bất ổn gây bất lợi cho nguồn vốn của bạn. Lệnh dừng lỗ thường được đặt chung với lệnh mua/bán và hạn chế sự thua lỗ ở một vị trí xác định trước.
Vai trò của stop loss là gì?
Stop Loss trong forex là gì? Nhiều người tự hỏi phải đặt lệnh stop loss và lệnh này có thực sự cần thiết phải đặt trong mỗi trading. Lệnh cắt lỗ giúp trader kiểm soát và hạ thấp mức độ thua lỗ của một vị thế giao dịch. Phần lớn trader đặt lệnh stop loss trên vị thế mua, nhưng thực tế nó có thể áp dụng với cả vị thế bán.

Thường thì chỉ có những trader không có quá nhiều về kiến thức forex hoặc những người tự phụ tin tưởng vào khả năng phán đoán của mình, mà đặt lệnh cắt lỗ. Vì vậy, khi chỉ mới lỗ khoảng vài % họ tin rằng, giá sẽ quay ngược lại ở mức họ mong muốn. Cho nên họ tiếp tục gồng lỗ tới mức 50% nếu lúc này cắt lệnh họ sẽ lỗ; còn nếu tiếp tục lệnh thì giá quy lại hướng đúng chiều và bạn phải lấy về 100% lợi nhuận thì lúc này mới có thể hòa vốn.
Để tránh gặp tình trạng trên, bạn nên đặt stop loss để bảo vệ vốn của mình. Đừng để những cảm xúc ăn may thắng lý trí của bạn, vì forex là nơi đầy ẩn số không phải lúc nào cũng có thể dự đoán đúng.
Có rất nhiều lý do nâng tầm quan trọng của lệnh stop loss trong forex nhưng quan trọng nhất vẫn là không ai có thể dự đoán chính xác tương lai của thị trường forex. Các chỉ báo kỹ thuật cùng trỏ về một xu hướng hay quy tắc giao dịch được thiết lập chặt chẽ đều không thể đảm bảo thị trường Forex không thay đổi bất ngờ.
Ưu và nhược điểm của lệnh stop loss là gì?
Ưu điểm
- Tránh được những đợt pump dump (đầu tư lướt sóng) mạnh khiến bạn trở “miếng thịt béo bở” cho “cá mập”.
- Quản lí được rủi ro vào lệnh.
Nhược điểm
Đó chính là rất có khả năng bạn gặp stop loss hunting tức là săn stop loss (lệnh sẽ tự động kích hoạt khi tới mức cắt lỗ, nhưng sau đó giá sẽ quay về mức bình thường và có thể tiếp tục tăng) khiến bạn bị tổn thất. Cho điểm đặt lệnh là vô cùng quan trọng, không cứ thích đâu là đặt đó mà bạn phải phân tích kỹ rồi hãy đặt.
Cắt lỗ là gì? Các cách cắt lỗ cho hợp lý
Tới đây chắc bạn đã hiểu được lệnh stop loss là gì? Vậy hãy đi vào các cách sử dụng cắt lỗ hợp lý nhất để bảo toàn vốn trong giao dịch forex như sau:

Cắt lỗ theo mô hình biểu đồ
Muốn cắt lỗ dựa vào biểu đồ bạn hãy phân tích theo các mô hình: chart pattern (biểu đồ đường), candlestick pattern (mô hình nến), bar chart (biểu đồ thanh).

Tùy vào từng lại mô hình mà bạn chọn cũng như hướng phân tích mà sẽ có những điểm Stop loss khác nhau được đặt.
Chẳng hạn bạn sử dụng mô hình nến để quan sát và chọn điểm cắt lỗ, thì người ta sẽ áp dụng hình thức head and shoulders pattern ( đỉnh đầu và 2 vai) để xác định. Nếu bạn sử dụng mô hình nến, thì FX việt muốn nhắc bạn rằng bạn phải thực sự am hiểu và kinh nghiệm dày dặn với biểu đồ này, thì mới nên đặt lệnh dựa vào nó.
Cắt lỗ theo phần trăm vốn
Điều này có nghĩa là các bạn sẽ đặt một mức % nhất định để dừng lỗ, ví dụ là 5% tài khoản. Các bạn có tài khoản 1000 usd, vậy lỗ lần 1 phải không quá 50 usd. Như vậy nếu các bạn muốn tuân thù mức lỗ 50 usd này thì khi các bạn trade 0.1 EURUSD thì các bạn đặt dừng lỗ 50 pips (1 pips của 0.1 lot tương đương 1 usd). Mai mốt các bạn có lời và tài khoản lên 1.800 usd thì lúc này dừng lỗ sẽ nằm ở mức 50 usd, từ đó các bạn sẽ tính ra được khối lượng giao dịch phù hợp.
Cách dừng lỗ này là cơ bản của mọi cách dừng lỗ, vì dừng lỗ theo phương pháp nào đi chăng nữa thì đều phải tính % so với vốn tại thời điểm đó.
Cắt lỗ theo biến động thực tế của thị trường
Thị trường luôn biến động không ngừng khác nhau, biên độ biến động mạnh yêu cũng khác nhau, vì vậy điểm dừng lỗ cũng sẽ khác nhau.
Một indicator có thể dùng để đo biến động khá phổ biến mà nhiều anh em hay dùng, đó là bollinger band. bollinger band về cơ bản là chỉ báo được hình thành từ một đường MA ở trung tâm, cộng với 2 đường đo độ lệch chuẩn tạo thành dải băng (band) trên và dưới.

Giá thường sẽ nằm lọt trong dải băng này và khi nó đi ra ngoài dải băng thì đó là trạng thái cực điểm của nó, và thường sau đó nó sẽ quay vào. Vì vậy, phương pháp đặt dừng lỗ với bollinger band là đặt xa ra ngoài 2 band một chút xíu, nhằm tránh các biến động giá “nhiễu” quét trúng stop loss của chúng ta.
Kết luận
Qua bài viết trên bạn đã biết được stop loss là gì và tầm quan trọng của lệnh stop loss. Phần lớn trader chuyên nghiệp đều sử dụng stop loss và take profit trong chiến lược giao dịch của mình. Xu hướng thị trường luôn biến động và thay đổi bất ngờ, lệnh cắt lỗ stop loss là một công cụ hữu ích giúp các trader hạn chế rủi ro, tránh thua lỗ quá nhiều chỉ vì một giao dịch thất bại.