Tùy vào nguồn vốn và phong cách giao dịch mà trader sẽ chọn cho mình một phương thức giao dịch khác nhau. Có người chọn giao dịch trong vòng vài phút (Scalper), có người thì lại chọn giao dịch trong ngày (Intraday trading), có nhóm đi theo xu hướng và tin tức trader. Bên cạnh đó còn có những người giao dịch lâu hơn là vài ngày hoặc vài tuần (là Swing trading).
- Tìm hiểu về mô hình 2 đáy (Double Bottom) chi tiết A-Z
- Tìm hiểu về mô hình 2 đỉnh Double Top và cách giao dịch
- Tìm hiểu về nến bia mộ (Gravestone Doji) trong Forex
- Tìm hiểu về Time Frame là gì trong giao dịch Forex
- Tổng hợp các bước mở tài khoản LiteFinance mới nhất 2022
Hôm nay chúng ta sẽ cùng FX tìm hiểu xem swing trader và swing trading Nó có giống với những hình thức trên hay không nhé!
Swing trading là gì?
Swing Trading là loại giao dịch trong vài ngày hoặc vài tuần tùy vào trader. Swing trading dựa vào những đoạn thay đổi xu hướng trong price action tại những khung thời gian ngắn.
Đây là loại giao dịch kết hợp giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với mục đích nhận ra những biến động sôi động của thị trường giúp tránh giao dịch tại các khoảng thời điểm thị trường đứng, không biến động nhiều.

Đặc điểm của Swing trading:
- Khác với những hình thức giao dịch khác Swing trading có sự kết hợp của phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Chính vì vậy mà Swing trading ưu điểm hơn các phương pháp khác cụ thể: Scalping trader và Day trader thì hầu như chỉ quan tâm đến phân tích kỹ thuật, Position trader thì chỉ sử dụng phân tích cơ bản.
- Nếu đã xác định được đoạn thay đổi xu hướng trong price action thì sẽ thường dùng các đường kênh xu hướng để bắt đầu vào lệnh. Rồi mua tại đường hỗ trợ và đóng lệnh tại đường kháng cự đối với xu hướng giá lên và ngược lại.
- Các Swing trader thường kết thúc một giao dịch với khoản lỗ hoặc lãi cao hơn và đở rủi ro hơn các Scalper hay Day trader, nhưng nhỏ hơn so với các Position trader.
- Swing trading dành cho những trader lão luyện những người kiểm soát được cảm xúc và không dễ không bị cuốn vào các giao dịch hàng ngày.
- Swing trader thường nhàn rỗi hơn các Scalper và Day trader vì không cần phải ngồi máy cả ngày mà có thể làm những công việc khác.

Những lưu ý khi giao dịch theo Swing Trading là gì:
Các tin tức như Nonfarm hay tin tức về lãi suất có thể gây chấn động mạnh đến giá trị của đồng tiền chỉ trong nháy mắt, Swing Trader có thể xem những tin tức này trên các trang uy tín hàng đầu như investing.com, forexfactory.com.
Moving Average và RSI (Relative Strength Index) là những công cụ đắc lực dành cho Swing Trading.
Swing trading phù hợp cho những người có nguồn vốn trung bình trở xuống. Nếu là trader mới thì không nên đi ngược lại xu hướng, vì ngược xu hướng sẽ rất nguy hiểm.
Bản chất của Swing trading là giao dịch trong thời gian dài vì thế mà cách giao dịch của họ là tìm điểm vào lệnh hoàn hảo, họ thích trade theo kiểu tìm và dựa vào những dữ liệu của đồng tiền hơn là dùng phân tích kỹ thuật.
Phương pháp giao dịch đi kèm với Swing Trading:
Để giải thích chiến thuật Swing Trading là gì thì FX Việt sẽ phân tích ngay sau đây:
Fibonacci Retracement: Được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ Forex. Giá của thị trường sau một xu hướng mạnh sẽ hồi phục và sẽ chạm các mức 23.6%, 38,2%, 50% và 61.8% trước khi tiếp tục di chuyển theo xu hướng chính.
Một nhà đầu tư Swing Trading có thể nhập lệnh Bán trong ngắn hạn nếu giá đang trong một xu hướng giảm và hồi về chạm đến mức giá 61.8 và chốt lời tại mức Fibonacci 23.6%

Hỗ trợ và kháng cự: Mức hỗ trợ là vùng giá cho thấy một khu vực trên biểu đồ có sức mua đang cao hơn sức bán. Một nhà giao dịch theo Swing Trading sẽ xem xét việc đặt lệnh mua vào khi giá vượt khỏi đường hỗ trợ và dừng lỗ bên dưới đường hỗ trợ.
Còn đối với kháng cự, giá tại đây sẽ thể hiện sức bán nhiều hơn. Trong trường hợp này, nhà đầu tư giao dịch theo Swing Trading có thể vào lệnh bán khi giá vượt mức kháng Cự, đặt lệnh Dừng Lỗ trên mức kháng cự.
Kênh Giá: Trader phải đảm bảo xu hướng giá của thị trường đang mạnh và đang di chuyển trong một kênh giá. Nếu trader biết cách vẽ mô hình kênh giá khi giá đang nằm trong xu hướng giảm lúc này trader có thể vào lệnh bán khi giá đang đi lên mức cản trên của kênh giá. Swing Trading cùng với kênh giá bắt buộc phải giao dịch theo xu hướng.
SMA 10 và MA20: Dùng MA(10) và MA(20).
Với hệ thống giao dịch với MA (10) và 20, khi MA(10) cắt lên trên đường MA(20) => mở lệnh mua. Ngược lại, khi đường MA(10) cắt xuống đường MA(20) => mở lệnh bán
MACD cắt nhau: Đây là một trong những chỉ báo giúp giao dịch theo Swing Trading thường xuyên sử dụng trong việc xác định xu hướng và bắt đảo chiều.
Đường MACD gồm 2 đường trung bình động là đường MACD và đường tín hiệu. Các tín hiệu mua và bán sẽ xảy ra khi 2 đường này cắt nhau. Trường hợp MACD cắt đường tín hiệu thì sẽ xảy ra xu hướng giá tăng =>cân nhắc mở lệnh mua.
Ngược lại, nếu đường MACD cắt đường tín hiệu nhưng MACD nằm dưới thì đây là một tín hiệu có khả năng giảm => cơ hội bạn vào lệnh bán. Một nhà giao dịch Swing Trading muốn thoát lệnh sẽ đợi 2 đường cắt nhau một lần nữa và tạo ra tín hiệu ngược lại.
Những trader tự do thường thích phong cách trade này hơn, vì họ không cần cạnh tranh với các quỹ giao dịch có vốn lớn (số vốn quá lớn khó vào thị trường nhanh). Đến đây là kết thúc kiến thức swing trading là gì? rồi. FX Việt chúc nhà đầu tư chọn được cách giao dịch phù hợp với mình.