Nhiều người thường thắc mắc tài khoản thu phí thường niên là gì và nó được áp dụng trong trường hợp nào? Thực chất, phí thường niên được áp dụng cho những ai sử dụng thẻ ATM. Tuy nhiên, để biết rõ hơn về loại phí này và khoản phí mà bạn phải chịu, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn trong bài viết hôm nay!
- Tìm hiểu những đồng tiền có mệnh giá tiền lớn nhất thế giới
- Tìm hiểu Shiba coin là gì? Những thông tin cần biết về đồng coin đang Hot này
- TKO là gì? Tổng quan về dự án Tokocrypto và TKO
- Tổng hợp các mã cổ phiếu dưới 10k tiềm năng năm 2022
- Tổng hợp danh sách mã cổ phiếu theo ngành 2022
Số tài khoản thu phí thường niên là gì?

Tài khoản thu phí thường niên ở đây tức là tài khoản thẻ ATM của mỗi người hay số tài khoản thẻ thanh toán, thẻ tín dụng. Người dùng thẻ này có thể thực hiện các chức năng như gửi tiền, chuyển tiền hoặc nhận tiền nhanh chóng.
Việc làm thẻ ATM cũng cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần ra ngân hàng mà mình muốn mở tài khoản, yêu cầu mở tài khoản bạn sẽ được cung cấp số tài khoản với đầy đủ thông tin về ngân hàng đó và mã pin hay mật khẩu để bạn rút hoặc nhận tiền. Khi sử dụng dịch vụ này, bạn phải chấp nhận một khoản phí do ngân hàng quy định, mỗi ngân hàng sẽ áp dụng một mức phí khác nhau.
Phí thường niên là phí gì?

Phí thường niên là loại phí mà khách hàng phải đóng cho ngân hàng để duy trì hoạt một dịch vụ mà bạn đang dùng ở ngân hàng. Khoản phí này được áp dụng cho các khách hàng giao dịch bằng tài khoản thanh toán hoặc dùng thẻ.
Một số thể được áp dụng phí thường niên như: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế. Phí thường niên hay bị nhầm lẫn với phí duy trì tài khoản, vì vậy, bạn phải biết cách phân biệt giữa hai loại phí này.
Phí duy trì là phí mà khách hàng đóng khi họ thực hiện các giao dịch như chuyển khoản, rút tiền và phí này được thanh toán theo tháng. Nếu bạn chỉ sử dụng tài khoản và không thực hiện các giao dịch trên thì bạn không phải chịu phí duy trì.
Thời gian thu phí sẽ tính từ khi khách hàng mở tài khoản. Nếu trong quá trình mở tài khoản mà không có tiền trong tài khoản để ngân hàng thu phí thì sẽ được thu vào lần kế tiếp.
Phân biệt phí thường niên và phí duy trì
Khi mở tài khoản thẻ ATM, nhiều người thường nhẫm lẫn giữa hai lại phí này. Tuy nhiên, chúng là hai loại phí khác nhau. Bạn cần phải phân biệt đâu là phí duy trì và đâu là phí thường niên để nắm rõ về tài khoản.
Phí duy trì là phí được đóng mỗi tháng trong tài khoản với mục đích quản lý tài khoản khi khách hàng thực hiện các giao dịch chuyển khoản hoặc rút tiền.
Giả sử bạn chỉ muốn dùng tài khoản ngân hàng mà không cần đến thẻ thì bạn sẽ không phải mất phí thường niên. Nhưng bạn phải đóng tiền phí duy trì tài khoản để thực hiện giao dịch.
Phí thường niên của từng loại thẻ khác nhau như thế nào?

Mỗi ngân hàng tại Việt Nam sẽ có chính sách thu phí khác nhau cho khách hàng của mình và cũng tính phí khác nhau trên từng loại thẻ. Dưới đây là mức phí trung bình mà bạn phải chịu trên từng loại thẻ hiện nay:
- Thẻ ATM và thẻ ghi nợ nội địa: Mức phí của hai loại thẻ này dao động từ 50 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng
- Thẻ thanh toán quốc tế: Mức phí của thẻ này cao hơn dao động từ 100 đến 500 nghìn đồng
- Thẻ tín dụng: Mức phí của thẻ này được tính dựa trên hạn mức thẻ và thường dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng
Phí thường niên thẻ tín dụng tại một số ngân hàng

Tên ngân hàng | Phí thường niên | Phí phát hành |
ACB | 300 nghìn đồng | Miễn phí |
Bản Việt | Miễn phí | Miễn phí |
HD Bank | 220 nghìn đồng | Miễn phí |
PvcomBank | 300 nghìn đồng | Miễn phí |
VietcomBank | 100 nghìn đồng | Miễn phí |
VPBank | 250 nghìn đồng | Miễn phí |
AgriBank | 100 nghìn đồng | 100 nghìn đồng |
BIDV | 200 nghìn đồng | Miễn phí |
Đông Á | 200 nghìn đồng | Miễn phí |
EximBank | 300 nghìn đồng | Miễn phí |
SacomBank | 299 nghìn đồng | Miễn phí |
VietinBank | 120 nghìn đồng | 75 nghìn đồng |
TPBank | 250 nghìn đồng | Miễn phí |
Nhiều người cũng thắc mắc về tài khoản thu phí thường niên của BIDV là gì hoặc tài khoản thu phí thường niên BIDV là bao nhiêu? Bảng trên cũng đã giải thích đầy đủ về tài khoản thu phí thường niên BIDV cho mọi người. Ngoài khoản thu phí thường niên của BIDV còn có những khoản thu ví của nhiều ngân hàng khác, bạn có thể tham khảo.
Lưu ý về phí thường niên
Sau đi đã hiểu được khái niệm về phí thường niên, bạn cần biết những lưu ý này về phí thường niên. Phí thường niên thường được tính sau khi ngân hàng phát thẻ cho khách hàng.
Vì vậy, khách hàng phải đóng loại phí này trước khi được kích hoạt. Loại phí này thường được các ngân hàng trừ trực tiếp vào trong tài khoản ngân hàng. Còn với thẻ tín dụng thì sẽ được thanh toán chung với hạn mức thu phí mỗi tháng.
Cách giảm phí thường niên

Thực tế, phí thường niên có thể giảm được nếu bạn biết được những mẹo sau đây:
- Chọn loại thẻ có tích điểm thưởng: bạn nên sử dụng loại thẻ được dùng phổ biến và có tính năng tích điểm. Từ đó, dùng điểm thưởng và quy đổi ra phí thường niên. Hiện có rất nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ này, bạn có thể liên hệ ngân hàng mình đang giao dịch để biết thêm thông tin chi tiết.
- Chọn những ngân hàng có ưu đãi phí thường niên: Khi quyết định mở thẻ tín dụng, bạn nên tìm hiểu trước những ngân hàng nào có chương trình ưu đãi phí thường niên cho khách hàng. Nhiều ngân hàng hiện áp dụng chương trình miễn phí thường niên trong vòng 1 đến 2 năm đầu rất có lợi cho khách hàng.
- Thỏa thuận với ngân hàng: Khách hàng thường hay nghĩ rằng, phí thường niên là phí cố định và không thể thay đổi nhưng thực chất bạn có thể thỏa thuận trước với ngân hàng về loại phí này khi mở thẻ.
- Dùng những mã giảm giá, khuyến mãi: Khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng, khách hàng còn có cơ hội nhận mã ưu đãi, giảm giá lên đến 50%. Bạn nên dùng các chương trình này để mua hàng hóa, bù đắp cho những khoản phí thường niên.
Với những thẻ thanh toán, bạn có thể giảm phí bằng cách duy trì hạn mức tiền yêu cầu trong tài khoản để không mất phí.
Kết luận
Qua bài viết hôm nay, chắc bạn đã hiểu hơn về khái niệm tài khoản thu phí thường niên là gì. Hơn nữa, bạn còn biết được những cách để giảm thiểu số phí mà mình phải chịu khi dùng thẻ tín dụng. Hy vọng nó sẽ là những kiến thức bổ ích cho khách hàng.