Triết lý kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc và niềm tin mà doanh nghiệp luôn hướng đến trong suốt quá trình làm việc. Dưới đây là bài viết về triết lý kinh doanh đơn giản sẽ làm thay đổi công việc kinh doanh của bạn.
- 10+ Kinh nghiệm trade coin hiệu quả năm 2022 mà nhà đầu tư cần biết
- 20+ Thuật ngữ crypto mà nhà đầu tư cần phải nắm rõ trước khi tham gia cryptocurrency
- 50 Thuật ngữ chứng khoán cần phải biết trước khi tham gia thị trường
- 9+ Cách kiếm tiền bằng Bitcoin hiệu quả nhất trong năm 2022
- a16z là gì? Tổng quan về quỹ đầu tư Andreessen Horowitz (a16z)
Triết lý kinh doanh là gì?

Triết lý kinh doanh là những tư tưởng có tính triết học bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, từ quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh… được con người tổng kết và rút ra những tư tưởng chủ đạo như những nguyên tắc về đạo lý và phương pháp quản lý để dẫn dắt hành vi.
Vai trò của triết lý kinh doanh đối với doanh nghiệp
1.Là phương thức để giáo dục và phát triển nguồn nhân lực
Triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp cung cấp nhiều giá trị, chuẩn mực hành vi nhằm tạo nên một phong cách làm việc và sinh hoạt chung đậm đà bản sắc văn hóa doanh nghiệp.
Công tác đào tạo, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.Với việc vạch ra những lý tưởng và mục tiêu kinh doanh ,triết lý kinh doanh giáo dục cho đội ngũ nhân lực đầy đủ về lý tưởng, về công việc và trong một môi trường văn hóa tốt nhân viên sẽ tự giác hoạt động, phấn đấu vươn lên, và có lòng trung thành, tinh thần hết mình vì doanh nghiệp.
2.Triết lý kinh doanh là cơ sở quản lý chiến lược của doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp thực tế rất phức tạp và biến đổi không ngừng. Để có thể tồn tại được doanh nghiệp cần phải có tính mềm dẻo, linh hoạt. Doanh nghiệp khi muốn phát triển được lâu dài thì cần thêm năng lực chủ động kinh doanh với tính khôn ngoan và sáng suốt. Triết lý kinh doanh là cơ sở quản lý chiến lược trong doanh nghiệp Sự trừu tượng của triết lý kinh doanh cho phép doanh nghiệp có sự linh hoạt nhiều hơn trong việc thích nghi với môi trường đang thay đổi. Nó tạo ra sự linh động trong việc thực hiện và sự mềm dẻo trong kinh doanh.
Sau đây là 10 triết lý kinh doanh hay nhất để giúp bạn thành công
1. Đừng bao giờ bào chữa cho lỗi lầm
Trong mọi trường hợp, không phải lúc nào mọi thứ cũng sẽ hoạt động theo cách mà bạn muốn. Nó có thể là bất cứ điều gì từ dự báo doanh thu bị thiếu hay không thể khởi chạy sản phẩm đúng như thời gian bạn dự định. Chắc chắn sẽ có rất nhiều lý do để bào chữa cho nguyên nhân tại sao mọi thứ lại không đi theo cách bạn muốn, nhưng điều đó sẽ không làm bạn tốt hơn, đơn giản chỉ vì nó không giúp bạn giải quyết được vấn đề. Thay vì bào chữa, hãy tập trung giải quyết, có thể sẽ không sửa chữa được ngay lập tức, nhưng miễn là bạn đang thực hiện cải tiến thì cuối cùng bạn sẽ có được thành quả xứng đáng.
2. Chọn đúng lĩnh vực sở trường của mình
Là người mới bước chân vào khởi nghiệp thì bạn cần biết mình đang ở đâu, điểm mạnh của mình là gì để có một mô hinh kinh doanh hiệu quả. Một bước đệm chắc chắn sẵn sàng cho con đường phía trước. Ngoài ra nếu bước vào kinh doanh với lĩnh vực sở trường của mình bạn sẽ phải chắc chắn hơn cho kế hoạch tương lai của mình vững vàng hơn. Đúng vậy, lĩnh vực sở trường là triết lý kinh doanh thật sự cần thiết dành cho bạn.
3. Không phải lời khuyên nào cũng tốt và hữu ích
Là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ phải tìm kiếm đối tác, cộng sự để có thể nhận lại những phản hồi và lời khuyên. Nhưng bạn hãy nhớ rằng không phải tất cả lời khuyên đều có giá trị như nhau. Lời khuyên tốt nhất bạn nhận được là sự thật. Sự thật có thể gây tổn thương, nhưng nó sẽ giúp bạn nhìn nhận ra vấn đề, từ đó tiết kiệm được công sức, thời gian và tiền bạc. Đừng mong đợi những lời khuyên chỉ quan tâm đến cảm xúc của bạn, vì điều này sẽ không giúp bạn đạt được các mục tiêu của mình, nó chỉ làm bạn dậm chân tại chỗ mà thôi.
4. Bắt đầu chậm mà chắc
Rất nhiều người khi mới lập nghiệp muốn thu hồi vốn một cách nhanh nhất. Nhưng việc nuôi dưỡng và phát triển một doanh nghiệp cũng như chăm sóc một cái cây. Giai đoạn đầu bạn luôn phải chăm sóc sát sao để có thể thích nghi với đất. Doanh nghiệp cũng vậy, mới giai đoạn đầu thì chắc chưa thể ổn định vì vậy bạn cần là người vun đắp nó, cứ dần dần như vậy để nó có cái nền vững chắc hơn. Để thành công trong kinh doanh bạn cần nắm được triết lý kinh doanh chậm mà chắc không nóng vội. Có câu “Tích tiểu thành đại”
4. Làm việc chăm chỉ trong im lặng và giữ thành công cho riêng mình
Khi bạn làm tốt, hẳn bạn sẽ muốn thể hiện, muốn nói với mọi người về thành tích mà bạn đạt được. Nhưng rồi về lâu dài, bạn sẽ hiểu rằng nói với mọi người về thành công của bạn chỉ khiến họ nghĩ rằng bạn kiêu ngạo, thậm chí tạo ra sự cạnh tranh nhiều hơn. Chỉ cần tập trung vào công việc của bạn vì suy cho cùng bạn không hề mong đợi có quá nhiều đối thủ cạnh tranh với mình.
5. Đừng thấy mình sai khi không cùng suy nghĩ với mọi người
Việc bị người khác tác động trên con đường kinh doanh là điều khó tránh. Nếu bạn mất tập trung vào mô hình kinh doanh cốt lõi thì bạn sẽ thấy mình đang loay hoay trong những mục tiêu và kết quả là nhận về con số 0.
Muốn làm tốt công việc kinh doanh của mình, bạn cần bắt đầu gặp gỡ và giao lưu với những người có cùng chí hướng. Học hỏi những người có cuộc sống thành công, tư tưởng tích cực, bạn sẽ rất ít khi bị chi phối bởi những suy nghĩ tiêu cực.
6. Đằng sau người thành công là cả một bầu trời cay đắng
Doanh nhân Neil Patel đã từng chia sẻ: “Khi mọi người nhìn vào những gì tôi đã hoàn thành, hầu hết họ đều nghĩ rằng tôi đã thực hiện nó trong vài năm gần đây. Nhưng họ không hề biết là tôi đã từng là một doanh nhân trong hơn 10 năm. Trong khoảng 10 năm đó, tôi đã mất hàng triệu đô la và mắc vô số lỗi lầm”.
Hầu hết các doanh nhân thành công sẽ không nói với bạn số lần họ khởi nghiệp thất bại, thực tế, rất nhiều người thất bại trước khi họ thành công. Vì vậy, chỉ cần là bạn vẫn tiếp tục thì tỷ lệ thành công trong kinh doanh của bạn sẽ tăng lên theo thời gian.
7. Biết ơn những người đã giúp bạn theo đuổi giấc mơ
Bạn sẽ không thể hoàn thành ước mơ của mình nếu không có sự giúp đỡ của người khác. Khi đã đạt được mục tiêu đề ra, hãy chắc chắn rằng bạn không quên những người đã giúp bạn đạt được điều đó. Việc tìm hiểu mong muốn của họ để giúp đỡ cũng là điều mà bạn nên làm.
8. Khó khăn không đồng nghĩa với thất bại
Không phải bạn đang khó khăn thì có nghĩa là bạn đang thất bại. Mỗi thành công lớn đều đòi hỏi những thất bại nhất định. Nếu việc trở thành doanh nhân quá dễ dàng và không gặp phải bất cứ khó khăn gì trong khi thực hiện thì chắc hẳn ai cũng đã trở thành doanh nhân. Vì vậy, nếu gặp khó khăn, hãy đấu tranh và đừng bỏ cuộc, tiếp tục tiến về phía trước cho đến khi bạn nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm.
9. Điều khó mở ra nhất là tâm trí khép kín
Cho dù bạn làm tốt như thế nào, nhưng với những người có tâm trí khép kín, họ luôn cảm thấy bản thân mình biết hết và không muốn nghe lời của bất kỳ ai. Bạn có thể cố gắng và kiên trì với những người như thế này, nhưng đừng lãng phí quá nhiều thời gian, hãy cân nhắc trước khi chọn lựa ai đó giúp đỡ bạn trong công việc kinh doanh.
10. Giúp người khác thì bạn cũng sẽ được đền đáp
Một trong những đặc điểm của triết lý kinh doanh là những mối quan hệ, bạn không thể tiếp tục yêu cầu người khác ủng hộ mình nếu bạn không cho họ thấy bạn có ích đối với họ.
Và thực tế chỉ ra rằng, nếu bạn giúp đỡ mọi người, họ sẽ đồng hành cùng bạn thêm một đoạn đường và nếu bạn giúp đỡ những người không mong đợi bất cứ đền đáp gì thì họ sẽ luôn đồng hành cùng bạn trong cuộc sống và công việc.