UMA là gì? Kể từ khi Defi lên ngôi thì chắc hẳn có rất nhiều người biết đến dự án Uma. Đây là một giao thức được phát triển để giúp Defi có thể tối ưu được tốt nhất. Để biết dự án này có tiềm năng và đáng đầu tư hay không, hãy cùng FX Việt tìm hiểu thông qua bài viết hôm nay!
- Uniswap là gì? Tìm hiểu về những ưu và nhược điểm của Uniswap
- USDT là gì? Những thông tin cần biết cho người muốn đầu tư tiền điện tử
- Vay tiền trên Viettelpay có an toàn không? Có lừa đảo không?
- Ví Bitcoin là gì? Cách chọn ví Bitcoin uy tín, an toàn để lưu trữ BTC
- Ví ERC20 Token là gì? Đặc điểm nổi bật của ví ERC20
Uma là gì?

Uma là từ viết tắt của cụm Universal Market Access, nó chính là giao thức được xây dựng dựa trên nền tảng Ethereum. Tính năng của dự án này chính là tạo môi trường an toàn để hai bên ký hợp đồng và cho phép người dùng tạo tài sản tổng hợp.
Bạn có thể giao dịch với bất kỳ loại tài sản nào mà không cần phải tương tác với tài sản đó khi tài sản đó sử dụng tiêu chuẩn ERC-20. Mục tiêu chính của Uma là giúp bạn có thể tiếp cận thị trường tài chính một cách tốt hơn, đồng thời cũng hướng tới thị trường tài chính phái sinh đang ngày một lớn mạnh.
Các thuật ngữ cần biết khi tham gia dự án Uma

Synthetic Asset
Synthetic Asset tức là tài sản tổng hợp, nó cũng tương tự như thiết kế của những loại tài sản khác giúp nhà đầu tư có thể giao dịch bằng đòn bẩy với những tài sản truyền thống hoặc tài sản kỹ thuật số trong hệ sinh thái tiền ảo.
Nhà đầu tư có thể dùng tài sản tổng hợp để tương tác với các tài sản khác mà không cần sở hữu chúng, những loại tài sản đó có thể là hàng hóa, tiền tệ, tiền điện tử hoặc chỉ số.
Lợi thế khi dùng tài sản tổng hợp:
- Dễ dàng sử dụng và chuyển nhượng.
- Tính thanh khoản cao.
- Không được kiểm soát bởi bất kỳ trung gian nào nên bảo đảm an toàn.
- Thoải mái sáng tạo mà không cần phải xin phép.
Derivative
Derivative chính là công cụ phái sinh, tức hợp đồng của hai bên về cùng một loại tài sản nào đó. Hai bên không có quyền sở hữu cũng như trao đổi nó cho đến hết kỳ hạn. Một số tài sản thế chấp sẽ được trao đổi vào thời điểm hợp đồng này kết thúc dựa trên giá trị của tài sản đó tại thời điểm đó.
Trường hợp trong thị trường legacy markets, công cụ chứng khoán sẽ bị giới hạn với nhà đầu tư và các tổ chức vì các thủ tục pháp lý.
Uma giúp ích gì cho thị trường tiền điện tử?
Uma sẽ đưa công cụ pháp sinh vào blockchain và công cụ phái sinh này sẽ giúp phát hành những tài sản tổng hợp cho các tài sản thế chấp.
Bên cạnh đó, Uma dùng dịch vụ trao đổi incentive thay vì price oracle để giúp kiểm tra giá trị tài sản thế chấp đã tới lúc nên bán hay chưa. Bởi Uma cho rằng price oracle có ảnh hưởng đến Defi. Chưa kể price oracle còn dễ bị các nhà đầu tư lớn thao túng giá và giá sẽ sụt giảm một cách bất ngờ. Chính vì vậy, Uma đã chọn cách dùng dịch vụ oracle riêng của mình để giải quyết tình huống tranh chấp trong việc thanh lý tài sản.
Uma có gì nổi bật so với những dự án khác?
UMA Token Facility: Đây là cơ chế giúp tạo ra Synthetic Token của một tài sản. Bất kỳ nhà giao dịch nào cũng có thể tạo hợp đồng tương lai trong token facility nếu đánh ứng được 3 yếu tố là giá, tài sản thế chấp tối thiểu và ngày đáo hạn hợp đồng. Những người tạo hợp đồng tương lai cho Synthetic Token sẽ được gọi là Token Facility Owner.
Hiện nay, ai cũng có thể tham gia hợp đồng thông minh để phát hành token bằng phương pháp thế chấp tài sản của mình trên sàn tiền ảo và họ được gọi là Token sponsor.
Data Verification Mechanism (Orale): Không giống như những giao thức Defi khác, Uma không yêu cầu mức giá cố định để hoạt động. Chính vì vậy mà Uma và những cơ chế như DVM được coi là cơ chế vô giá.
UMA coin là gì?

UMA coin sử dụng tiêu chuẩn ERC20 Token được dùng để quản trị giao thức UMA. Đồng coin này có những thông tin cơ bản cần nắm như sau:
Thông tin về UMA coin:
- Tên của đồng coin này: UMA.
- Ký hiệu: UMA.
- Contract: 0x04Fa0d235C4abf4BcF4787aF4CF447DE572eF828.
- Decimals: 18.
- Blockchain: Ethereum.
- Tiêu chuẩn: ERC-20.
- Loại Token: Governance Token.
- Tổng cung: 106,244,200 UMA.
- Circulating Supply: 65,361,548 UMA.
Cách phân phối của UMA:
- Nhà phát triển và người dùng chiếm 35%.
- Token Sales cho tương lai chiếm (14.5%).
- Initial Uniswap Listing chiếm 2.0%.
- Early Contributors, nhà sáng lập và nhà đầu tư chiếm 48.5%.
Kết luận
Phía trên là toàn bộ thông tin để bạn hiểu UMA là gì, xem qua hết thông tin về dự án UMA bạn sẽ hiểu được mình có nên đầu tư vào dự án này hay không. Hy vọng bạn sẽ thấy những kiến thức này bổ ích đối với nhà đầu tư!